Chia sẻ của khách hàng: "Tôi là một người bị viêm đại tràng lâu năm, đã bước sang giai đoạn mãn tính. Trong suốt quá trình điều trị, tôi đã sử dụng hàng trăm loại thuốc Tây Đông y mà bệnh không tiến triển. Qua nhiều năm điều trị, tôi, một bệnh nhân lâu năm nhận ra rằng, dù có điều trị hàng triệu loại thuốc mà không thay đổi trong thói quen ăn uống thì cũng chẳng có tác dụng gì, bởi chế độ ăn uống chiếm 60% tỷ lệ thành công việc cải thiện bệnh."
Nào, tại sao không bắt tay vào thiết lập một thực đơn khoa học cho người viêm đại tràng? Viêm đại tràng ăn gì? Kiêng gì? Quy tắc trong thiết lập chế độ ăn cho bệnh nhân ra sao?
Tại sao vừng đen lại đứng đầu danh sách thực phẩm người bị viêm đại tràng nên ăn?
Nghiên cứu hiện đại chứng minh rằng, vừng đen bổ sung hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn, trong đó có omega 3 có tác dụng chống oxy hóa cao, kháng viêm, ngăn ung thư đại tràng.
Vừng đen còn bổ sung magie hỗ trợ tăng cường lưu thông máu để nuôi dưỡng cơ quan tổn thương. Sắt, vitamin, canxi cũng là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ tăng đề kháng, tái tạo hồng cầu bù đắp máu do viêm đại tràng mất đi.
Người bệnh có thể sử dụng vừng đen kết hợp mật ong hoặc kết hợp vừng đen nấu cháo, kết hợp vừng đen cùng các món ăn, bài thuốc khác để phát huy công dụng tối đa chữa viêm đại tràng.
Cháo cá diếc là món ăn quen thuộc mà người viêm đại tràng thường sử dụng. Món ăn này có tác dụng giảm các triệu chứng táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Để thực hiện món ăn này, cá diếc làm sạch, bỏ ruột rồi đem nấu chín, lọc lấy thịt. Sau đó cho gạo vào nấu tới khi nhừ cả gạo lẫn cá, nêm gia vị, cho thêm chút hành, tía tô vừa khẩu vị.
Bạn có thể ăn món cháo đơn giản mà bổ ngon này ngày 1-2 lần để cải thiện tiêu hóa cũng như viêm đại tràng.
Người bị viêm đại tràng thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, kém hấp thụ các chất. Lúc này thì bơ sẽ phát huy được công dụng triệt để của nó. Bơ chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể, bổ sung năng lượng cũng như tăng miễn dịch cho người bệnh.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2014, tỷ lệ người viêm ruột bị suy dinh dưỡng là 85%, do đó, bổ sung bơ vào chế độ dinh dưỡng để tăng cường năng lượng và giảm thiểu suy dinh dưỡng.
Theo Hiệp hội bệnh Crohn và viêm loét đại tràng tại Mỹ, để bù đắp lượng protein cho cơ thể sau mỗi đợi viêm, người viêm đại tràng cần ăn nhiều thịt, đạm. Do các chất béo bão hòa có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong tiêu hóa, vì vậy, hãy lựa chọn cho mình những loại thịt nạc. Các loại thịt trắng như lợn thăn, thịt bò thăn chứa nhiều protein và ít chất béo có hại. Do đó, bệnh nhân viêm đại tràng nên tiêu thụ những thực phẩm này.
Ít người biết rằng, tất cả các loại bí đều có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Bí chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa như beta carotene, vitamin C giúp bệnh nhân hồi phục viêm nhiễm. Chất xơ còn giúp cải thiện hệ vi sinh tiêu hóa, chống táo bón, loại bỏ các chất cặn bã trong đại tràng.
Vitamin B có tác dụng làm dịu các cơn đau đại tràng, giảm khó tiêu, ợ hơi, tức bụng. Bên cạnh đó, probiotic là thành phần cung cấp và nuôi dưỡng những vi lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hồi phục tình trạng viêm loét. Probiotic có nhiều trong sữa chua lên men, tuy nhiên hãy cân nhắc lượng đường. Có thể bổ sung sữa chua không đường cùng hoa quả để nhận đường tự nhiên.
Omega-3 là một chất béo tốt cho cơ thể với công dụng giảm viêm, chống lại các tế bào oxy hóa. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, dầu hạt lanh, dầu đậu nành,....
Chất xơ là thành phần có nhiều trong các loại rau củ quả, chúng có công dụng cải thiện tình trạng táo bón cũng như cung cấp môi trường cho vi khuẩn có lợi phát triển ở ruột già.
Chất xơ còn hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn cho bệnh nhân viêm đại tràng bị suy giảm tiêu hóa. Tuy nhiên, người viêm đại tràng cũng không nên tiêu thụ các thực phẩm quá nhiều chất xơ bởi có thể gây khó tiêu.
Các loại trái cây là thực đơn không thể thiếu cho người viêm đại tràng. Chúng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ giảm viêm, hồi phục chức năng đại tràng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, việc lựa chọn trái cây cũng cần phù hợp bởi một số loại trái cây có thể khiến triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu thêm nghiêm trọng.
Các loại quả người viêm đại tràng nên ăn như chuối, lựu, táo, đu đủ, sung, ổi, nho,... cung cấp vitamin C, các vitamin khác, các khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào.
Một số thực phẩm có thể khiến bệnh viêm đại tràng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của bạn.
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ là các thực phẩm dễ gây kích ứng cũng như gây đầy hơi, khó tiêu, khó hấp thu khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, chứng rối loạn tiêu hóa sẽ càng nghiêm trọng nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng như lẩu thái, ớt, tiêu, mỳ cay,... Tránh xa các thực phẩm như khoai tây chiên, gà rán, hamburger, xúc xích,...
Đồ ăn ngọt là các sản phẩm chế biến từ đường hóa học như bánh ngọt, kẹo, socola,... dễ gây đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng. Một số trường hợp không dung nạp fructose còn dễ rơi vào hiện tượng chuột rút, tiêu chảy.
Thay vì sử dụng đường tinh luyện, hãy tiêu thụ đường tự nhiên ở rau củ quả tươi, nước ép trái cây,... vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cải thiện bệnh.
Một số bệnh nhân viêm loét đại tràng có triệu chứng không dung nạp đường lactose trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Vì vậy, chúng có thể khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. Ngoài ra
Thực phẩm sống như rau sống hay hải sản tươi sống có thể gây đau bụng, đi ngoài nhiều khi vào hệ tiêu hóa của bệnh nhân viêm đại tràng. Nên tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các loại rau có màu xanh đậm thường chứa quá nhiều chất xơ, có thể gây ra hiện tượng khó tiêu, đau bụng như bắp cải, bông cải xanh, cải brussel,... Nên dùng các loại rau nấu chín, hàm lượng chất xơ vừa đủ để đảm bảo không làm tăng triệu chứng bệnh mà còn hỗ trợ bệnh viêm đại tràng.
Các chất kích thích là kẻ thù đối với các bệnh lý tiêu hóa. Rượu và bia có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy, ợ hơi. Đồng thời, chúng tạo thêm áp lực cho đại tràng, tăng tình trạng viêm sưng, viêm nhiễm, loét đại tràng.
Người bệnh viêm đại tràng cần ghi nhớ một số nguyên tắc chung trong ăn uống để cải thiện bệnh:
Bệnh nhân lưu ý cần bổ sung đủ dinh dưỡng từ tất cả các loại thực phẩm. Nếu đồ ăn cần kiêng kỵ, có thể tiêu thụ các thực phẩm khác thay thế nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi để ngăn tình trạng đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Các thực phẩm tốt cho tiêu hóa chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, tuy nhiên, lượng dung nạp vào cơ thể là tùy vào từng đối tượng. Trong quá trình ăn uống, nếu gặp vấn đề gì về tiêu hóa, dị ứng với các thực phẩm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ người bị viêm đại tràng ở mức độ thấp. Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống, đồng thời kết hợp điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Việc dùng thuốc trị viêm đại tràng là điều cần thiết, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định dùng thuốc, xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để cải thiện bệnh tốt nhất.