30% dân số Việt Nam mắc phải
20% tỷ lệ người nhiễm chuyển hóa thành bệnh ung thư
Tỷ lệ tử vong do ung thư đại tràng cao
Giảm miễn dịch, tổn thương thần kinh trung ương của người bệnh
Những con số biết nói trên đã thể hiện mức độ nghiêm trọng của căn bệnh tiêu hóa phổ biến viêm đại tràng.
Viêm đại tràng là gì? Những tác nhân nào làm tăng nguy cơ hình thành bệnh? Diễn biến phát triển của chúng và những cách điều trị cơ bản người bệnh cần nắm được.
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ quan chức năng đường ruột, chúng có vai trò tích trữ chất cặn bã ở quá trình chuyển hóa thức ăn từ ruột non xuống. Đại tràng là điểm cuối hấp thụ các chất trước khi đào thải qua hậu môn ra ngoài.
Do là nơi chứa nhiều chất cặn bã, hình thành và đào thải phân, do đó, đại tràng là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.
Viêm đại tràng chính là quá trình niêm mạc đại tràng bị tổn thương khu trú hoặc lan tỏa với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ở giai đoạn cấp tính nhẹ, niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết viêm sưng, gây tổn thương và đau đớn. Bước sang giai đoạn nặng hơn, nhiều ổ loét, xuất huyết thậm chí áp xe đại tràng xuất hiện.
Viêm đại tràng cấp tính là giai đoạn đầu phát triển của bệnh viêm đại tràng, thường kéo dài khoảng 3 tháng, sau đó viêm đại tràng có thể biến đổi sang mãn tính. Viêm đại tràng cấp tính thường có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc đường ruột.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể diễn biến sang mãn tính nhanh chóng và điều trị phức tạp, biến chứng nguy hiểm hơn.
Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành các bệnh thủng, giãn đại tràng, thậm chí ung thư. Do đó, nên điều trị sớm để tránh tổn thương niêm mạc đại tràng, lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm và các căn bệnh ác tính.
Theo số liệu khảo sát cũng như nghiên cứu thông thường, một bất ngờ mà nhiều bệnh nhân không nghĩ tới, tác nhân gây viêm đại tràng chính là từ chế độ ăn uống của người bệnh. Đúng như dân gian quan niệm “bệnh từ miệng mà ra”, hiện tượng đường ruột nhiễm khuẩn do tiêu hóa các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, việc lạm dụng các loại thuốc, hoặc nhiễm các hóa chất độc hại,... gây ra viêm đại tràng ngay từ giai đoạn đầu.
Đường ruột là nơi tiêu thụ tất cả các loại thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, chúng dễ dàng bị nhiễm khuẩn nếu người bệnh ăn phải nguồn thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn chưa chín hoặc nguồn nước ô nhiễm.
Các loại vi khuẩn thường tấn công cơ thể và gây tổn thương niêm mạc đại trạng thường gặp là E.coli, Salmonella, virus Rota, lỵ amip, sán,... Chúng hoạt động theo cơ chế tấn công cơ thể qua đường thức ăn, sau đó gây tổn thương niêm mạc đại tràng, gây ra những vết viêm,...
Thật ngạc nhiên phải không? Nhiều người không biết rằng, táo bón kéo dài kèm các triệu chứng bệnh như đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu sẽ khiến đại tràng bị tác động, ảnh hưởng, tăng khả năng mắc viêm đại tràng cấp tính. Táo bón kéo dài không điều trị dứt điểm còn biến chứng thành ung thư đại tràng.
Những bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về đường ruột như thiếu máu đại tràng, viêm ruột,... dễ trở thành đối tượng của bệnh viêm đại tràng.
Lạm dụng thuốc Tây chưa bao giờ là tốt. Sử dụng thuốc Tây lâu dài sẽ giảm miễn dịch của cơ thể, chúng vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, mất hệ vi sinh tiêu hóa tự nhiên. Lúc này, các hại khuẩn có cơ hội phát triển mạnh hơn, tấn công đại tràng mạnh hơn.
Các đối tượng với hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già khi sử dụng quá nhiều thuốc tây sẽ sinh ra hiện tượng kháng thuốc, phụ thuộc vào thuốc, đại tràng mất đi chức năng kháng bệnh tự nhiên, dễ bị tấn công.
Một số độc tố như asen, chì, thủy ngân, hóa chất nông nghiệp... có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng, xuất hiện viêm đại tràng cấp tính.
Tâm lý cũng là yếu tố không kém phần quan trọng như chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt. Một tâm lý căng thẳng, thường xuyên áp lực, lo lắng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa của người bệnh.
Bệnh Crohn là bệnh lý có tính chất khu trú ở từng đoạn và vùng của đại tràng. Bệnh thường có diễn tiến chậm nhưng vô cùng nguy hiểm bởi gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thủng, tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa.
Căn bệnh lao phổi, lao thực quản xảy ra do vi khuẩn lao tấn công vào phế quản, sau đó chúng đi vào đường ruột và xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, bệnh nhân lao nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn tới viêm đại tràng, gây tắc ruột nghiêm trọng.
Viêm đại tràng diễn tiến theo 2 giai đoạn bệnh đó là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh có thể có các triệu chứng điển hình khác nhau.
Đối với viêm đại tràng ở giai đoạn đầu, bệnh nhân nhận biết được bệnh qua một số biểu hiện sau:
Viêm đại tràng cấp tính thường tái đi tái lại nhiều lần, dễ biến chứng thành mãn tính, thậm chí các bệnh lý nguy hiểm.
Đối với viêm đại tràng mãn tính, các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn. Các cơn đau bụng kéo dài hơn, âm ỉ, giảm đau sau khi đi cầu. Tình trạng đi đại tiện bất thường diễn ra nhiều hơn, táo bón lẫn tiêu chảy.
Ngoài ra, người bệnh bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Liệu bạn có băn khoăn mình có phải trong tỷ lệ 30% dân số có vấn đề viêm đại tràng? Điều này là hoàn toàn có thể.
Bệnh viêm đại tràng không loại trừ một đối tượng nào. Bệnh xảy ra nhiều ở người lớn tuổi hơn, hệ tiêu hóa hoạt động kém.
Nhiều người bệnh thường chủ quan với viêm đại tràng cấp tính, bởi nghĩ rằng, chúng chỉ là những biểu hiện tạm thời, có thể tự khỏi trong vài tuần. Thật sai lầm nếu bạn xem thường viêm đại tràng. Những biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng của bạn.
Viêm loét, tổn thương nặng nề do đại tràng chịu sức ép nặng nề từ các tác nhân bên ngoài như rượu bia, đồ ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, kháng sinh,... Đại tràng bị tổn thương có thể xuất huyết đại tràng ồ ạt. Lúc này, không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng người bệnh.
Ổ viêm loét không được phục hồi sớm thậm chí càng chịu tác động lớn có nguy cơ thủng đại tràng. Hiện tượng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Hãy đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện khi gặp các triệu chứng đau bụng dữ dội vùng đại tràng, tái xanh, chân tay lạnh, huyết áp tụt, mạch đập nhanh, thành bụng co cứng,...
Viêm đại tràng mãn tính có thể khiến cấu trúc đại tràng rối loạn chức năng, đại tràng bị giãn. Các dấu hiệu hôn mê sâu, đau bụng dữ dội vô cùng nguy hiểm, không đưa ngay bệnh nhân cấp cứu thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ viêm đại tràng diễn biến thành ung thư là một tỷ lệ cao, lên tới 20%. Do đó, đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Cấu trúc viêm nhiễm, tổn thương lâu năm hình thành tế bào ác tính, phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn sớm, nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì có thể hồi phục bệnh. Tuy nhiên, ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường khó nhận ra, bệnh nhân còn chủ quan. Bước sang giai đoạn sau, tỷ lệ điều trị thành công thấp và tử vong là vô cùng cao.
Để điều trị hiệu quả người bệnh cần tuần thủ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ trong toàn bộ quá trình điều trị. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị viêm đại tràng mỗi phương pháp điều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhiều người lựa chọn điều trị bằng thuốc trị viêm đại tràng và kết hợp các phương pháp đông y, dân gian để chữa trị.
Hầu hết các biện pháp Tây y thường áp dụng là dùng thuốc để giảm các triệu chứng, chưa có thuốc chữa dứt điểm bệnh.
Các loại thuốc nào được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng?
Tuy nhiên, có thể nhận thấy, dùng thuốc tây y không phải biện pháp điều trị lâu dài cũng như dứt điểm bệnh. Chúng cải thiện triệu chứng và những tác dụng phụ là không thể tránh khỏi, giảm miễn dịch của người bụng cũng như gây phụ thuộc vào thuốc.
Các biện pháp khác gần như không còn phát huy tác dụng, viêm loét nhiễm trùng quá nặng, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ phần đại tràng viêm loét nặng nề, một số trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Do đó, đây là một ca phẫu thuật nghiêm trọng, cần thực hiện cẩn thận.
Lưu ý: Phẫu thuật chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân không đáp ứng bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.
Như đã đề cập ở trên, tất cả những nhược điểm của Tây y, Đông y đều có thể khắc phục. Đông y một nền y học có lịch sử lâu dài, ứng dụng các bài thuốc của y học cổ truyền, kết hợp từ các thảo dược tự nhiên với ưu điểm an toàn, lành tính, tác động sâu với cơ chế đào thải độc tố, hồi phục các cơ quan chức năng.
Nền y học cổ truyền đã được kiểm chứng qua hàng ngàn năm phát triển cùng dân tộc, thể hiện được độ uy tín cũng như hiệu quả vượt trội so với Tây y.
Tuy nhiên, trên thị trường Đông y hiện nay, có quá nhiều sản phẩm với những thương hiệu khó để lựa chọn, thậm chí thiếu uy tín. Nhiều sản phẩm, công thức không đảm bảo chất lượng ra đời không những không điều trị bệnh mà còn khiến viêm đại tràng thêm nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên cân nhắc cơ sở điều trị cũng như lựa chọn sản phẩm uy tín.
>>> Tham khảo cách chữa viêm đại tràng bằng Đông y
Đơn giản hơn hết mà người bệnh có thể sử dụng là những công thức chữa bệnh dân gian. Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là chi phí rẻ, dễ dàng thực hiện, tuy nhiên để chúng phát huy công dụng cần một thời gian dài kiên trì.
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng người bệnh có thể áp dụng là ứng dụng lá mơ lông, mật ong kết hợp nghệ, mè đen,...
Chế độ ăn uống góp phần cải thiện bệnh lý tiêu hóa hiệu quả cùng với các phương pháp điều trị trên. Vậy người bệnh viêm đại tràng cần một chế độ ăn uống như thế nào?
Các thực phẩm người bị viêm đại tràng nên bổ sung:
Đồng thời, người bệnh viêm đại tràng nên tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, tránh nguồn nguyên liệu không đảm bảo.
Bên cạnh đó, các thực phẩm bệnh nhân viêm đại tràng nên tránh xa:
>>>Tham khảo thêm "Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?