Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress,... Những thói quen tưởng chừng vô chi vô hại, nhưng người trẻ đang dồn mình vào nguy cơ viêm loét xuất huyết đại tràng. Ngày ngày, chính những thói quen đang âm thầm phá hủy đại tràng của bạn. Hiện tượng xuất huyết đại tràng là gì? Nó ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe cũng như cuộc sống của mỗi người bệnh?
Đại tràng là cơ quan nằm ở cuối vị trí đường tiêu hóa, là bộ phận cuối nhận phần cạn bã, thức ăn thừa để hình thành phân đào thải ra ngoài.
Viêm loét đại tràng là hiện tượng tổn thương niêm mạc đại tràng. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ 3 tháng trở lên có thể trở thành mãn tính. Đối tượng lớn của viêm đại tràng chính là những người trẻ thường có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh. Ăn uống đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên thức khuya và chịu nhiều áp lực, stress.
Viêm loét kéo dài có thể chảy máu, lan ra toàn bộ đại tràng hoặc sang ruột non, tác động tiêu cực tới các bộ phận khác của hệ tiêu hóa.
Nếu có một số dấu hiệu này, có khả năng cao bạn đã mắc chứng xuất huyết đại tràng:
Xuất huyết đại tràng là tình trạng nguy hiểm. Khi có bất cứ triệu chứng nào, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được điều trị ngay. Tình trạng đại tràng bị tấn công nghiêm trọng, tổn thương, chảy máu. Do đó cần cầm máu ngay lập tức nếu không có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.
Như đã đề cập ở trên, xuất huyết đại tràng là hiện tượng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thiếu máu, suy nhược cơ thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, xuất huyết lâu ngày khiến chức năng đại tràng suy giảm, thậm chí, mất đi chức năng hoạt động của đại tràng.
Người chảy máu đại tràng thường xuyên, cơ thể suy nhược, khó hấp thụ dinh dưỡng, không đảm bảo hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, các cơn đau kéo dài. Nếu không kịp chữa trị bệnh sẽ biến chứng viêm đại tràng mãn tính và cũng có thể gây ung thư đại tràng rất nguy hiểm.
Đừng chủ quan với những biến chứng mà viêm đại tràng có thể đe dọa:
Đại tràng viêm loét trong thời gian dài khiến hệ tiêu hóa sản sinh nhiều oxy nitric gây độc cấp tính khiến đại tràng phình giãn nghiêm trọng. Biến chứng này thường xảy ra khi đại tràng ngang có đường kính > 6cm.
Những triệu chứng khi đại tràng bị phình giãn, nhiễm độc như sốt cao, nhịp tim tăng, rối loạn tâm thần, huyết áp tụt,... Nên đưa bệnh nhân cấp cứu ngay lập tức nếu không dễ dẫn tới thủng đại tràng, tăng nguy cơ tử vong.
Đại tràng viêm loét, xuất huyết nghiêm trọng, chảy máu kéo dài có nguy cơ chảy máu ồ ạt. Tình trạng chảy máu nhiều, đau đớn, toát mồ hôi, tụt huyết áp, rối loạn tâm thần.
Chảy máu ồ ạt vô cùng nghiêm trọng, khiến người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, có thể phải cắt toàn bộ đại tràng. Bệnh nhân nếu không điều trị nhanh sẽ nguy hại tới tính mạng.
Nguy cơ viêm đại tràng xuất huyết diễn biến sang ung thư là rất cao. 2,5% số người bệnh biến chứng thành ung thư sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm. Nếu nhận thấy các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, thiếu máu, khô môi lưỡi, tim đập nhanh, sút cân nhanh chóng,... bạn hãy tới chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ ung thư cao.
Khi có hiện tượng xuất huyết đại tràng, người bệnh tuyệt đối không di chuyển, vận động nhiều bởi có thể gây chảy máu nhiều hơn. Do đó, hãy nằm yên một chỗ, nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút để tránh những tác động tổn thương tới đại tràng, giảm tình trạng chảy máu.
Để cầm máu tại chỗ, đầu tiên, bệnh nhân nên uống nước muối pha loãng, uống thêm nước và điện giải để bù đắp phần nước bị nôn ói.
Sau đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc cầm máu không kê toa: Posthypophyse, Hemocaprol, vitamin K dạng ống,...
Sau khi bệnh nhân được cầm máu có thể tới cơ sở y tế để được điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được điều trị khác nhau.
Điều trị bảo tồn:
Áp dụng cho bệnh nhân xuất huyết giai đoạn nhẹ tới trung bình. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu nếu bệnh nhân bị chảy máu quá nhiều, dẫn tới thiếu máu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được truyền dịch và một số loại vitamin cần thiết để bù đắp lại phần năng lượng, dinh dưỡng thiếu hụt. Bác sĩ cũng có thể vệ sinh đại tràng bị chảy máu bằng nước.
Một số loại thuốc Tây cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị để ngăn ngừa chảy máu, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng hơn.
Điều trị ngoại khoa:
Đối với trường hợp chảy máu dạng nặng, người bệnh khó hồi phục sau khi điều trị bảo tồn. Do đó, đối với bệnh nhân bị chảy máu với mức độ nặng, điều trị ngoại khoa có thể được bác sĩ cần nhắc can thiệp.
Chảy máu ồ ạt vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, nếu không được can thiệp phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng tính mạng bị đe dọa.
Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, thủng đại tràng, viêm túi thừa, polyp đại tràng, ung thư đại tràng thường được chỉ định mổ đại tràng. Một số tác dụng phụ như mất máu, hôn mê có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Các thói quen, phương pháp chăm sóc tại nhà cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng xuất huyết đại tràng - một dạng viêm đại tràng nguy hiểm người bệnh cần lưu ý. Xuất huyết đại tràng cần được kiểm soát và chăm sóc, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.