Một thể viêm đại tràng ít người biết đến nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời là viêm đại tràng giả mạc. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh: Suy kiệt cơ thể do kali xuống thấp, mất nước, thủng ruột, nhiễm khuẩn ổ bụng,... Cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm đại tràng giả mạc với những thông tin cần thiết và cách phòng ngừa và điều trị.
Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh viêm đại tràng xuất hiện sau khi người bệnh dùng kháng sinh do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficle. Do đó, viêm đại tràng giả mạc là kết quả của việc dùng kháng sinh gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào dùng kháng sinh cũng mắc bệnh và không phải loại kháng sinh nào cũng gây ra tác dụng phụ này.
Viêm đại tràng giả mạc xuất hiện khi tổn tại vi khuẩn có hại trong đại tràng và phát tán độc tố mạnh. Độc tố này gây kích ứng ruột, tạo ra những triệu chứng bệnh.
Vi khuẩn C. difficile là loại vi khuẩn kỵ khí, khi đi vào ruột sinh ra độc tố, tác động tới niêm mạc đại tràng gây viêm nhiễm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc có màu trắng. Giả mạc này dễ bong, bong ra sẽ gây viêm loét và chảy máu niêm mạc đại tràng.
Để nhận biết viêm đại tràng giả mạc, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi dùng kháng sinh từ 1-2 ngày. Cũng có trường hợp nhiều ngày sau khi điều trị kháng sinh xong mới xuất hiện bệnh.
Tùy vào triệu chứng dù nhẹ, đau bụng hay đi ngoài nhiều lần, hãy liên hệ với bác sĩ về tình trạng bệnh của bản thân để được điều trị sớm.
Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng giả mạc chính là do tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh điều trị bệnh viêm đại tràng. Trong đại tràng tồn tại một hệ vi khuẩn chứa nhiều vi khuẩn khác nhau, tồn tại cân bằng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng các loại kháng sinh có thể phá vỡ hệ cân bằng này, khiến vi khuẩn phát mạnh mẽ.
Một lượng vi khuẩn trong đại tràng phát triển mạnh, lấn át các vi khuẩn còn lại sinh ra viêm đại tràng giả mạc. Độc tố của vi khuẩn thông thường nhất là C. dificile tấn công tổn thương đại tràng.
Một số loại kháng sinh có nguy cơ gây ra phản ứng tác động tới viêm đại tràng giả mạc như: Fluoroquinolone, penicillin, cephalosporin,...
Ngoài kháng sinh, các loại thuốc khác cũng có nguy cơ sản sinh viêm đại tràng giả mạc bởi chúng phá vỡ hệ vi sinh trong đại tràng.
Ngoài ra, bệnh lý viêm loét đại tràng hoặc Crohn cũng có thể dẫn tới viêm đại tràng giả mạc.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh viêm đại tràng giả mạc:
Tuy viêm đại tràng giả mạc thường không quá khó khăn trong điều trị. Hầu hết các trường hợp khi mới xuất hiện bệnh đều có thể điều trị thành công. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân vẫn có thể đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm:
Viêm đại tràng giả mạc sinh ra do việc dùng kháng sinh. Do đó, biện pháp điều trị bao gồm:
Việc ngừng các loại thuốc kháng sinh hiện tại giúp giảm các triệu chứng như tiêu chảy cũng như sự phát triển của vi khuẩn.
Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một loại kháng sinh khác có tác dụng kháng lại vi khuẩn C. difficile. Cách điều trị giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc cũng như cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đại tràng.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có các biến chứng như suy nội tạng, vỡ đại tràng, viêm phúc mạc cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ tế bào nguy hiểm.
Ngoài điều trị ngoại khoa, nội khoa, bệnh nhân cần kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để phòng ngừa và cải thiện bệnh tốt hơn:
Viêm đại tràng giả mạc không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời dễ gây ra các biến chứng xấu, ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Duy trì chế độ chăm sóc, sinh hoạt khoa học, kết hợp điều trị nội khoa để đạt được kết quả tốt.