Một khách hàng có người nhà bị viêm amidan. Biểu hiện đau họng, ngứa rát họng, sốt, mệt mỏi, có mủ trắng. Khách hàng vô cùng lo lắng và thắc mắc liệu viêm amidan có trở nên nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm không? Viêm amidan có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều khách hàng gửi tới Thuocnampqa. Trong bài viết dưới đây, Thaythuocnam xin gửi tới quý khách hàng câu trả lời.
Bệnh viêm amidan là bệnh lý biểu hiện ở hai dạng: Cấp tính là mãn tính. Mỗi dạng sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
Viêm amidan cấp tính là tình trạng xuất huyết, viêm sưng hoặc có mủ của amidan. Nguyên nhân chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra. Viêm amidan cấp tính thường có triệu chứng sốt rét đột ngột ở 38-39 độ, các hội chứng nhiễm khuẩn như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,... Bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc ăn uống, nuốt thức ăn, đau nóng họng, cơn đau có thể kéo từng cơn lên tai, đờm nhầy, ho, đau ngực.
Bệnh do virus gây ra sẽ có triệu chứng đỏ họng, sưng viêm, chảy nước mũi, khàn tiếng, viêm kết mạc, không sưng hạch. Do vi khuẩn tấn công sẽ có biểu hiện amidan sưng to, đỏ, có mảng trắng, chấm mủ, hạch ở góc hàm sưng đau.
Viêm amidan cấp tính nếu được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi trong vòng 3-5 ngày.
Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị ngay có thể tái phát và tiến triển thành viêm amidan mãn tính, điều trị khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó viêm amidan cũng gây nhiễm khuẩn, lây lan mọc mủ các vùng xung quanh.
Người bệnh còn có thể biến chứng áp xe xung quanh vùng amidan, gây đau nhói lên tai, đau đầu, khó nuốt.
Viêm amidan mãn tính sẽ biểu hiện ở những cơn viêm sưng, đau rát họng tái đi tái lại nhiều lần. Amidan bị sưng to, viêm hốc mủ trắng. Người bệnh bị amidan mãn tính thường xuyên sốt, đau ngứa họng, hơi thở hôi, ho khan, thở khò khè, khó ngủ về đêm. Các biến chứng nguy hiểm do viêm amidan mãn tính có thể gây nên:
Biến chứng này xảy ra đặc biệt ở viêm amidan quá phát. Amidan của bệnh nhân bị sưng to, che lấp đường thở dẫn tới khó thở ở nhiều người bệnh. Bệnh nhân vô cùng khó khăn trong việc ăn và nuốt. Người bệnh sẽ bị ngưng thở khi ngủ. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra các bệnh lý như suy giảm trí nhớ, nhồi máu cơ tim, tai biến,....
Đây là tình trạng xảy ra khi người bệnh bị viêm amidan mãn tính lâu ngày. Amidan bị nhiễm trùng sâu, người bệnh bị đau họng, cơ hàm cử động khó khăn, khó khăn trong việc nuốt. Đối với hiện tượng này, người bệnh cần có biện pháp can thiệp để điều trị sớm nếu không có thể dẫn tới ung thư vòm họng, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Áp xe cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân amidan. Người bệnh bị sốt cao, đau họng, mệt mỏi, hơi thở hôi. Một số biến chứng xảy ra với tình trạng áp xe kéo dài có thể là phù nề thanh quản, nổi hạch xương hàm, viêm tắc xoang hang,... Áp xe amidan cũng có thể khiến thành động mạch bị tổn thương, nhiễm khuẩn huyết.
Viêm amidan mãn tính kéo dài có thể gây sốt thấp khớp với các biểu hiện sốt cao, da xanh, đau ngực, nóng khớp, tim đập mạnh. Bệnh nhân bị sốt thấp khớp sẽ dễ bị yếu van tim, nguy hiểm dẫn tới suy tim.
Viêm cầu thận có các biểu hiện như sốt, đau tức ngực, buồn nôn, đau bụng, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng. Bệnh có thể gây suy thận, suy tim do đó cần điều trị kịp thời khi có biến chứng.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc viêm amidan và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Mọi người cần chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng viêm amidan để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.
Người bệnh có thể hoàn toàn sử dụng các mẹo dân gian từ nhiều thảo dược, nguyên liệu thiên nhiên như gừng, tỏi, nghệ, mật ong,... Các bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm các triệu chứng ho hen, đau họng, tiêu đờm.
Các mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân viêm amidan ở giai đoạn đầu, có thể tự khỏi bệnh không cần dùng thuốc.
Các dạng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, giảm đau, súc miệng,... là những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng viêm amidan nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc tây cũng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây phụ thuộc vào thuốc. Do đó, người bệnh cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng.
Đối với bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính ở giai đoạn nặng, người bệnh gần như không còn hiệu quả với các phương pháp thông thường khác. Lúc này, tùy vào điều kiện sức khỏe người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan.
Phương pháp này sẽ loại bỏ phần amidan bị viêm nhiễm, sưng mủ. Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau phẫu thuật, do đó người bệnh cần lưu ý và kiêng kỵ, tạo thói quen tốt sau phẫu thuật.
Bài viết liên quan: