Cắt amidan là được coi là phương pháp điều trị cuối cùng của bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, liệu có phải ai mặc viêm amidan cũng cần thực hiện phẫu thuật? Viêm amidan có nên cắt không? Những biến chứng, ảnh hưởng gì có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt viêm amidan?
Tình trạng viêm amidan xảy ra khi vi khuẩn, virus tấn công mạnh, amidan không thể chống lại chúng và bị tổn thương, viêm nhiễm. Hậu quả hình thành là những hốc mủ lớn, ổ viêm sưng, mùi hôi trong miệng, đau rát, khó nuốt. Viêm amidan bị yếu đi do viêm sưng nhiều lần, càng tái đi tái lại, trở nên mãn tính và có thể phải phẫu thuật cắt bỏ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Cắt amidan là một kỹ thuật loại bỏ khối amidan trong cổ họng. Phương pháp phẫu thuật viêm amidan thường được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh không chỉ có các triệu chứng đau rát, khó chịu, viêm sưng của viêm amidan bình thường, thậm chí còn bị khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp, ngưng thở khi ngủ bởi khối amidan viêm chèn ép.
Nhiều đối tượng còn có thể bị biến chứng. Lúc này, tùy vào tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có thể cắt amidan không hoặc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể nào.
Nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng khi cứ bị viêm amidan sẽ tới bác sĩ xin phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ có ưu mà còn nhiều nhược điểm hạn chế, nhất là đối với đối tượng trẻ em. Đa số các trường hợp viêm amidan dạng nhẹ đều không cần phải cắt bỏ.
Các trường hợp thường được chỉ định cắt amidan:
>>Xem thêm: Cách trị viêm amidan
Độ tuổi để thực hiện cắt amidan thường là trên 4 tuổi. Tuy nhiên, đối với trẻ em bị viêm amidan nên lưu ý những biến chứng sau khi cắt viêm amidan. Có một số trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn khi bị viêm amidan quá to, cản trở hô hấp, ăn uống cũng cần thực hiện phẫu thuật.
Lưu ý một số trường hợp bệnh nhân rối loạn đông máu hoặc mắc một số bệnh như ung thư máu, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu,... không được thực hiện phẫu thuật. Một số trường hợp cần trì hoãn phẫu thuật cắt viêm amidan như nhiễm khuẩn, tiểu đường, phụ nữ mang thai, đang có kinh nguyệt,...
Y học ngày càng phát triển, nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại lần lượt ra đời. Trong đó có những phương pháp phẫu thuật viêm amidan phổ biến như:
Phương pháp này ứng dụng năng lượng từ sóng ánh sáng laser giúp loại bỏ khối viêm amidan. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chảy máu ít trong và sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là dễ để lại sẹo hoặc một số vết thương nhiễm trùng, ảnh hưởng thanh quản.
Phương pháp này phù hợp với khối viêm amidan to, chân có cuống. Khối viêm amidan dễ bóc tách. Bệnh nhân được gây mê, khối viêm được đưa vào lỗ dụng cụ, tay và công cụ được sử dụng để tách khối amidan.
Do phương pháp này tác động trực tiếp vào khối amidan do đó bác sĩ cần chuyên môn sâu và tay nghề cao. Một số biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, ngất, nhiễm khuẩn.
Phương pháp này sử dụng sóng điện từ với tần số cao. Một đám mây dẫn điện được bao phủ xung quanh thiết bị phẫu thuật nhằm phá hủy mô tế bào với nhiệt độ 60-70 độ C.
Phương pháp này có ưu điểm thực hiện nhanh, không gây tổn thương hay chảy máu, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh, ăn uống bình thường sau mổ.
Phương pháp này sử dụng các thiết bị như đầu dò, kính soi điện tử kết hợp nguồn nhiệt plasma để tìm kiếm ổ viêm, tiêu diệt ổ viêm. Phương pháp này cũng có thời gian thực hiện ngắn, không gây chảy máu hay đau đớn, bệnh nhân hồi phục khá nhanh.
Phương pháp này giúp loại bỏ một số triệu chứng của viêm amidan mãn tính như các tổ chức xơ dính, amidan mãn tính thể ẩn,... Phương pháp phức tạp này thường được thực hiện cho người lớn.
Thủ thuật cắt viêm amidan cũng giống như các thủ thuật khác, bệnh nhân sẽ được gây mê do đó không gây đau đớn. Sau phẫu thuật, tùy vào phương pháp phẫu thuật mà bệnh nhân có bị đau hay không. Đối với các phương pháp bóc tách, hầu như người bệnh vẫn bị đau sau khi cắt. Đối với các biện pháp ứng dụng công nghệ cao hơn như coblator, plasma sẽ ít gây đau đớn hơn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi cắt viêm amidan, người bệnh có thể chấm dứt tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu tế bào nhiễm trùng lây lan sang tế bào hầu họng khác, người bệnh vẫn sẽ bị sưng viêm, đau họng. Do đó, sau khi phẫu thuật cắt amidan, người bệnh vẫn cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, duy trì những thói quen kiêng kỵ.
Cắt amidan có thể khiến suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Ngoài ra cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng này thường xảy ra đối với trẻ nhỏ khi phẫu thuật cắt viêm amidan.
Ngất tím: Trẻ bị tím tái da mặt, ngừng thở, mắt đỏ ngầu, tím bầm môi.
Ngất trắng: Trẻ vừa được tiêm thuốc mê đã ngất, da trắng bệch, tim ngừng. Đây là biến chứng nguy hiểm khi ngất do ngừng tim nguyên phát sẽ khó mà cứu được.
Một số biến chứng gây ra các bệnh như viêm hố mổ, viêm tai giữa cấp tính, viêm phế quản, nhiễm khuẩn huyết do viêm tắc mạch cảnh,...
Chảy máu là biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh khi mổ có thể chảy máu không kiểm soát, gây tử vong trong quá trình phẫu thuật.
Do đó, khi lựa chọn phẫu thuật, người bệnh cũng lần lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, có chuyên môn để thực hiện.
Trước khi cắt viêm amidan, người bệnh cần được xét nghiệm kỹ các xét nghiệm về chức năng thận, gan, khả năng đông máu để tránh những biến chứng không mong muốn. Bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, không nên phẫu thuật ở những địa chỉ không đáng tin cậy.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ nhắc nhở, chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tái khám thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, chăm sóc để tránh tổn thương và tái lại bệnh:
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về tình trạng viêm amidan có nên cắt không. Người bị viêm amidan nên cân nhắc, tùy vào tình trạng bệnh mà có cách điều trị đúng cách.
Bài viết liên quan: