CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Vai trò của Tứ chẩn trong Y Học Cổ Truyền: Vọng - Văn - Khấn - Thiết

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Tứ chẩn là cách chẩn đoán bệnh chủ đạo của Y học cổ truyền. Bởi các bộ phận trên mặt, lưỡi sẽ phản ánh chính xác nhất tình trạng hư bệnh liên quan tới tạng phủ bên trong và các thầy thuốc sẽ dùng Tứ chẩn: vọng, văn, khấn, thiết để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh đó. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn trị đặc biệt này hãy cùng Thuốc Nam PQA tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây. 

tứ chẩn là kim chỉ nam trong việc khám và chữa bệnh của y học cổ truyền

Tứ chẩn chính là kim chỉ nam trong chẩn đoán điều trị của đông y 

1. Tứ chẩn là gì?

Tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán bệnh gồm Vấn - Vọng - Văn - Thiết được Y học cổ truyền sử dụng để khai thác các triệu chứng lâm sàng. Theo đó, các thầy thuốc sẽ đưa ra được các bệnh và nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả. Đối với những người mắc bệnh nặng thì có thể phải sử dụng cả 4 phương pháp kết hợp với nhau mới chẩn đoán chính xác được bệnh cũng như cách điều trị. 

2. Tứ chẩn trong YHCT

Mỗi người, mỗi bệnh sẽ đều có biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Theo đông y thì tất cả những vấn đề của bệnh tật sẽ đều thể hiện trên mặt và trên lưỡi. Cụ thể về phương pháp Tứ chẩn như sau: 

2.1. Vọng chẩn

Phương pháp đầu tiên trong Tứ chẩn được sử dụng nhiều nhất chính là quan sát thần sắc, hình thái, môi, lưỡi của người bệnh. 

2.1.1. Quan sát sắc thần 

  • Thần tốt (còn thần): tỉnh táo, mắt hoạt sáng, tiếp xúc tốt, chính khí còn tốt, tiên lượng chữa bệnh tốt.
  • Thần yếu (không còn thần): vẻ mặt u uất, mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm chạp, chính khí đã suy, tiên lượng chữa bệnh kẽm
  • Lạc thần: ánh mắt trầm uất, hoặc sáng một cách bất thường, cười nói không ăn nhập, luyện 
  • Hiện tượng giả thần: bệnh đang rất nặng đột nhiên người bệnh tỉnh táo, ánh mắt sáng minh mẫn. Đây là dấu hiệu nguy kịch, chính khi sắp thoát. Đây chính là hiện tượng “hồi quang phản chiếu” được Y học cổ truyền nhắc tới. 

quan sát sắc mặt để chẩn đoán bệnh

Thần thái sắc mặt sẽ phản ánh rõ về sự tổn thương của lục tạng

2.1.2. Quan sát sắc da

  • Sắc sáng tươi mới mắc, tối sẫm là lâu ngày
  • Sắc xanh: là khí huyết ứ trệ biểu hiện hàn và đau bệnh thuộc can
  • Sắc đỏ: là hỏa nhiệt bệnh thuộc tâm
  • Sắc vàng: là đàm thấp, bệnh thuộc tỳ
  • Sắc trắng: là hư hàn, bệnh thuộc phế
  • Sắc đen: là dương khí suy yếu hoặc ứ huyết bệnh thuộc thận

2.1.3. Quan sát lưỡi

Đầu tiên chính là quan sát rêu lưỡi để chẩn đoán bệnh trong đó thì rêu lưỡi chính là chất bám trên bề mặt của lưỡi: 

  • Rêu lưỡi trắng mỏng: chứng biểu hàn
  • Rêu lưỡi vàng: chứng lỵ nhiệt
  • Rêu lưỡi sạm đen: bệnh nặng
  • Rêu lưỡi dày: bệnh đã vào trong (phần lý)
  • Rêu lưỡi khô do nhiệt cao, âm hư gây mất, giảm tân dịch
  • Rêu lưỡi dính nhầy: do thấp ứ trệ

Ngoài ra, khi kiểm tra chất lưỡi (hình dạng, tổ chức cơ và niêm mạc của lưỡi) thì cũng có thể chẩn đoán được bệnh như sau: 

  • Chất lưỡi nhạt: bệnh hư hàn, khí huyết hư
  • Chất lưỡi đỏ: chứng nhiệt
  • Chất lưỡi xanh tím: nếu khô là cực nhiệt, nếu ướt là cực hàn hoặc tuyết ứ

2.1.4. Quan sát hình thể

  • Xem hình dáng, tư thế, cử động
  • Mắt lòng trắng đỏ bệnh ở tâm, vàng bệnh ở tỳ, đen bệnh ở thận, ..
  • Môi đỏ hồng khô là nhiệt, trắng nhợt là huyết hư, xanh tím là huyết ứ, lở loét là do vị nhiệt, hồng tươi là âm hư hỏa vượng, ...
  • Sắc mũi đỏ là do phế nhiệt...

2.2. Văn chẩn

Phương pháp thứ 2 trong “Tứ chẩn” bệnh chính là Văn chẩn (nghe và ngửi)

2.2.1. Nghe âm thanh

vấn chẩn bằng cách nghe âm thanh

Mùi phân tình, loãng: tỳ hư

2.2.2. Ngửi phân và nước tiểu

  • Đại tiện phân chua hoặc thối khẳn: thực tích nhiệt
  • Nước tiểu rắt, khai và đục: thấp nhiệt

2.3 Vấn chẩn

Phương pháp tiếp theo được áp dụng để điều trị bệnh theo phương pháp đông y chính là vấn chẩn. Vẫn là hỏi, ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như y học hiện đại còn phần hỏi đặc thù của y học cổ truyền.

thăm khám hỏi thăm người bệnh

Thăm khám hỏi người bệnh về triệu chứng đang gặp

2.3.1. Hỏi về hàn nhiệt

Thông qua tình trạng thân nhiệt của người bệnh, các thầy thuốc cũng sẽ đưa ra được những phán đoán bệnh như sau: 

Để làm rõ hơn về bệnh trạng của người bệnh khi tới thăm khám thì vấn đề có đổ mồ hôi hay không cũng được các thầy thuốc quan tâm: 2.3.2. Hỏi về mồ hôi

  • Phát sốt không ra mồ hôi là chứng biểu thực, ra mồ hôi là chứng biểu hư 
  • Tự ra mồ hôi không phải do thời tiết nóng hoặc lao động, người thấy lạnh: dương hư, khí 
  • Ra mồ hôi khi ngủ ban đêm gọi là chứng ra mồ hôi trộm (đạo hãn): âm hư

2.3.3. Hỏi về đau

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau thì các thầy thuốc sẽ hỏi rõ hơn về tình trạng cơn đau để đưa ra chẩn đoán rõ ràng hơn. 

vấn chẩn hỏi về đau

2.3.4.Hỏi về ăn uống

Ngoài ra, một số thầy thuốc cũng sẽ dựa vào tình trạng ăn uống của người bệnh để cho kết quả chẩn đoán rõ ràng

vấn chẩn hỏi về ăn uống

Đối với những người bệnh có sắc mặt nhợt nhạt, mắt thâm quầng thì các thầy thuốc sẽ hỏi thêm về giấc ngủ của người bệnh: 

2.3.5. Hỏi về ngủ

  • Mất ngủ kém hồi hộp hay mê sợ hãi: tâm huyết không đầy đủ
  • Trằn trọc khó ngủ âm hư hỏa vượng
  • Mất ngủ kèm miệng đắng, hôi, hồi hộp, vật vã do đàm hỏa nhiễu tâm

2.3.6. Hỏi về đại tiện

  • Táo bón: Bệnh mới ở người khỏe là do thực nhiệt bệnh lâu ngày ở người già, người yếu là do âm hư, huyết hư, khí hư.
  • Đi lỏng: 

+ Phân khẳn thối là: tích trệ, lý nhiệt

+ Phân lỏng ít thối: tỳ vị hư hàn

+ Thường đi phân lỏng và buổi sáng sớm: thận dương hư

+ Phân trước rắn sau lỏng: tỳ vị hư nhược

+ Đại tiện nhiều lần kèm máu, mũi, đau mót rặn: thấp nhiệt đại trường

2.3.7. Hỏi về tiểu tiện

Thầy thuốc sẽ hỏi về màu sắc, số lượng, số lần đi tiểu

  • Nước tiểu ít, nóng, màu đậm: thực nhiệt
  • Nước tiểu trong, nhiều: hư hàn 
  • Đái rắt, đái buốt, đi tiểu luôn, nước tiểu đậm: thấp nhiệt bàng quang
  • Đái luôn, mót đái, đái đêm nhiều, đái không tự chủ, đái dầm là do thận khí hư

2.3.8. Hỏi về kinh nguyệt 

Cần hỏi về chu kỳ, màu sắc, thời gian, lượng kinh, tính chất trong kỳ kinh để phán đoán được chính xác bệnh mà người bệnh nữ đang gặp phải

  • Kinh sớm trước kỳ, màu đỏ tươi, lượng nhiều: huyết nhiệt
  • Kinh muộn sau kỳ, máu thẫm có cục, kèm đau trước kinh do hàn hay do huyết ứ Kinh muộn lượng ít, màu nhạt là do huyết hư
  • Khí hư màu trắng, lượng nhiều là do tỳ thận hàn thấp
  • Khí hư nhiều, vàng dính hôi là do thấp nhiệt

hỏi về chu kỳ kinh nguyệt để chẩn đoán bệnh phụ khoa

Hỏi về chu kỳ kinh nguyệt để chẩn đoán bệnh phụ khoa dễ gặp

2.4. Thiết chẩn

Phương pháp chẩn đoán bệnh cuối cùng trong bộ “Tứ chẩn” chính là bắt mạch và sờ nắn cảm nhận để biết được tình trạng hư thực của khí huyết, tạng phủ cũng như nắm được vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh. 

Người bệnh sẽ bắt đầu xem mạch thốn khẩu (động mạch quanh cổ tay) để chẩn đoán bệnh. Trong đó, thốn khẩu chia thành 3 bộ vị là:

  • Thốn: thốn lùi về phía bàn tay 
  • Quan: nằm ngang mỏm trâm trụ
  • Xích: lui về phía khuỷu tay

Các loại mạch chủ yếu giúp chẩn đoán bệnh được sử dụng gồm:

  • Mạch bình thường: Mạch ở vị trí trung án (ấn vừa) hòa hoãn, có lực đi lại điều hòa. Mạch phù (nổi): Ấn nhẹ thấy mạch đập rõ, ấn vừa mạch đập yếu đi, ấn mạnh không thấy mạch đập nghĩa là bệnh còn ở phần biểu
  • Mạch trầm (chìm): Ấn mạnh mới thấy mạch đập, bình thường người béo có mạch trầm - mạch ở phần lý
  • Mạch sạc (nhanh): Mạch đập nhanh trên 80 lần/ phút biểu hiện của bệnh chứng nhiệt
  • Mạch trì (chậm): Mạch đập chậm dưới 60 lần/ phút nghĩa là bệnh có chứng hư, chứng hàn
  • Mạch có lực (hữu lực): Khi ấn hơi mạnh, cả ba bộ mạch vẫn đập nhưng thành mạch vẫn mềm mại, bình thường khi là bệnh chứng thực.
  • Mạch không có lực (vô lực) sức chống lại: Khi ấn hơi mạnh, cả ba bộ mạch không đập nữa, thành mạch vẫn mêm, bình thường không thuộc về bệnh chứng hư
  • Mạch hoạt: mạch đi lưu lợi trơn tru
  • Mạch sáp: mạch đi khó khăn sáp sít, không lưu lợi
  • Mạch huyền: mạch đi cũng như dây đàn
  • Mạch nhu: mạch đi phù mềm yếu
  • Mạch hồng: mạch to nổi, đi cuồn cuộn như sóng
  • Mạch tế: mạch nhỏ yếu nhưng bắt được

Trong thực tế, các mạch thường phối hợp với nhau như phù hoãn, mạch trầm, tế sắc... 

bắt mạch thăm khám bệnh nhân

Bắt mạch thăm khám chẩn đoán bệnh

Ngoài ra, sau khi thực hiện bắt mạch thì các thầy thuốc có thể thực hiện thêm biện pháp nờ nắn để chẩn đoán bệnh. Theo đó, khi thấy cơ thể người bệnh có triệu chứng:

  • Chân tay đều nóng nhiều là nhiệt thịnh
  • Lòng bàn tay nóng, mu bàn tay lạnh: âm hư
  • Cả chân tay đều lạnh, sợ lạnh: dương hư
  • Da nhuận trơn tru là tân dịch chưa bị tổn thương
  • Da căng khô: phế nhiệt
  • Nóng ở mu bàn tay là biểu nhiệt (ngoại cảm) 
  • Khi ấn day, xoa bóp tại vùng bụng mà bệnh nhân thấy dễ chịu thiện án) là hư chứng Ấn day vùng bụng mà bệnh nhân đau đẩy tay ra (cự án) là thực chúng
  • Bụng đầy chướng hơi ấn không thấy hình thể, lúc có lúc không là tỳ hư, khí trệ

Có thể nói Tứ chẩn: Vọng, văn, khấn, thiết chính là phương pháp chẩn trị đặc biệt không được bỏ qua khi thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Đây cũng là điều được Dược phẩm PQA luôn luôn áp dụng trước khi tiến hành hướng dẫn liệu trình điều trị cho người bệnh. Người bệnh có thể tới trực tiếp Phòng tư vấn của Công ty PQA để được các bác sĩ, dược sĩ Đông y tiến hành thăm khám điều trị. Vì tình hình dịch Covid đang diễn ra phức tạp nên người bệnh có thể liên hệ trước tới hotline 0818 288 717 để được đặt lịch thăm khám trực tiếp tại Công ty. 

Mọi thắc mắc về vấn đề bệnh lý hay có những vướng mắc cần được giải đáp, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới hotline hoặc để lại câu hỏi tại phần Chat của website chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp hỗ trợ. 

>>Tìm hiểu ngay: Bát cương trong YHCT - 8 Cương lĩnh chẩn đoán bệnh trong Đông Y

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail