CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bát cương trong YHCT - 8 Cương lĩnh chẩn đoán bệnh trong Đông Y

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Bát cương chính là 8 cương mục lớn của Y học cổ truyền khái quát chính xác bản chất của bệnh để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị dứt điểm.

Bát cương là gì

Bát cương chính là tổng hợp xác định chính xác bản chất của bệnh dựa trên những thông tin của người bệnh. Phương pháp sẽ dựa trên tứ chẩn sau đó tổng hợp trạng thái, xu hướng tiến triển của bệnh để cho kết luận chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhất. 

Đặc điểm của bát cương

Yêu cầu của bát cương là phải:

  • Vừa chú ý tới cái chung vừa chú ý tới chất riêng của từng bệnh,
  • Vừa chú ý đến cục bộ vừa phải chú ý đến yếu tố toàn thân,
  • Vừa chú ý tới quá trình tăng giảm bệnh, vừa chú ý tới sức đề kháng của cơ thể người bệnh. 

bát cương trong y học cổ truyền

Cần phải phối kết hợp các vị thuốc với nhau để gia tăng dược tính điều trị

8 phương pháp nhận định nguyên nhân gây bệnh trong Đông Y

Bát cương trong Đông y được hiểu là 8 phương pháp chẩn đoán kết luận bệnh

1. Chứng biểu

Chứng bệnh ở biểu là bệnh còn ở bên ngoài cơ thể như bệnh cảm mạo, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn đầu. Những người mắc bệnh này sẽ có biểu hiện phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau người, ngạt mũi, hắt hơi, ho, nhức đầu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Những người mới mắc bệnh nghĩa là bệnh còn ở phía ngoài cơ thể (phần vệ), chưa vào sâu trong tạng phủ, chính khí chưa suy yếu.

Chứng biểu có thể phối hợp thành: 

  • Biểu hàn: sợ lạnh nhiều, thích ấm nóng, mạch phù khẩn
  • Biểu nhiệt: sốt không sợ lạnh, sợ nóng, mạch phù sác hữu lực
  • Biểu hư: sốt có ra mồ hôi, mạch phù vô lực
  • Biểu thực: sốt không ra mồ hôi, mạch phù hữu lực

2. Chứng lý

Chứng lý chính là bệnh xâm nhập sâu vào cơ thể ở các tạng phủ, phần dinh, khí, huyết. Bệnh khiến cho cơ thể sốt cao, khát nhiều, nôn mửa, đau bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, nước tiểu đậm, chất lưỡi đỏ hoặc sạm khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch trầm.

Các bệnh nội thương như đau dạ dày, cao huyết áp, bệnh tâm thần... hoặc các bệnh ngoại cảm như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây ở giai đoạn toàn phát, sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện đỏ.

  • Lý hàn: thêm đầy bụng, sợ lạnh, ỉa chảy
  • Lý nhiệt: thêm sốt cao vật vã, khát nước, mạch hồng
  • Lý hư: sợ lạnh, ăn kem, khó tiêu, ỉa lỏng
  • Lý thực: thêm táo bón, bụng đầy chướng, vật vã, phát cuồng
  • Những trường hợp bệnh tích ở bên ngoài như mụn nhọt, ban chẩn, mề đay... nhưng lại do một chứng bệnh ở bên trong như huyết nhiệt, như vậy bệnh vừa ở phần biểu lại vừa ở phần lý, phép chữa là biểu lý song giải

3. Chứng hàn

Chứng hàn khiến người bệnh sợ lạnh, thích ấm nóng, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, ướt bóng, mạch trì.

Nhiều trường hợp bệnh nhân (chân nhiệt: sốt cao, thở thô nóng, họng miệng khô, rêu lưỡi vàng khô, rất khát, mê sảng bụng đầy chướng ấn đau, tiểu tiện ít và đỏ, táo bón) nhưng biểu hiện ra ngoài là hàn (giả hàn). Ví dụ như trong bệnh truyền nhiễm, độc tố của vi khuẩn gây trụy mạch, da xanh tái, chân tay lạnh, không muốn mặc áo, đắp chăn, mạch trầm trì, ấn có lực. Những trường hợp "giả hàn" thường có chứng nhiệt xảy ra trước hoặc đồng thời. 

Những người mắc chứng hàn là do hàn tà hoặc do dương hư muôn dứt điểm cần phải dùng thuốc ấm nóng để chữa. 

bát cương trong y học cổ truyền bốc đúng thuốc chữa đúng bệnh

Bốc đúng thuốc chữa đúng bệnh

4. Chứng nhiệt

Những người mắc chứng nhiệt dễ sốt cao, thích mát, sợ nóng, mặt đỏ, chân tay nóng, tiểu tiện ít và đỏ, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi đỏ, mạch sác.

Chứng nhiệt "giả nhiệt": phiền táo, khát nước (nhiệt) nhưng không muốn uống (chân hàn), miệng mũi khô, có khi ra máu, mắt đỏ, mình nóng (giả thiết) nhưng ấn sâu không thấy nóng (chân hàn). Mạch phù sác (giả nhiệt) nhưng ấn sâu không thấy mạch (chân hàn).

Chứng thực nhiệt phải dùng thuốc mát lạnh để thanh trừ như thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt táo thấp...

5. Chứng hư

Chứng hư là chỉ những người mệt mỏi, gầy yếu mắc bệnh đã lâu. Vẻ mặt lúc nào cũng bơ phờ, kém linh hoạt, sắc mặt trắng bệch, hơi thở yếu ngắn, tiếng nói nhỏ. Thường xuyên ra mồ hôi, mồ hôi trộm, đi tiểu không tự chủ. 

Chứng hư chính là biểu hiện của sức đề kháng trong cơ thể suy yếu, chính khí đã hư, do đó cần phải dùng phương pháp bổ để nâng chính khí lên. 

6. Chứng thực

Chứng thực là biểu hiện của bệnh thường mới mắc hoặc người bệnh thể trạng tốt, tiếng nói và tiếng thở trong lòng hồi hộp, phiền toái, bứt rứt, ngực bụng đầy tức, hoặc sưng nóng đỏ đau, ấn đau (cự án), táo bón, bí đái, đái buốt, đái rắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực.

Sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh (chính khí tốt), đồng thời sức tấn công của bệnh mạnh (tà khí mạnh). Do vậy phải dùng phép tả để nhanh chóng giải trừ bệnh tả. 

Thực tế lâm sàng thường phức tạp, chứng hư, chứng thực thường xen kẽ.

Ví dụ 1: Bệnh nhân sốt cao, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch nhanh, thở mạnh (chứng thực), do sốt cao ra mồ hôi nhiều, mất tân dịch, sút cân nhanh, khát nước mệt mỏi (chứng hư).

Ví dụ 2: Bệnh nhân cơ thể suy yếu lại mới mắc bệnh mới như cảm mạo, nhiễm khuẩn….Trên bệnh nhân này vừa có cả chứng thực lẫn chứng hư.

Thầy thuốc phải vừa dùng phép tả vừa dùng phép công bố kiêm trị

7. Chứng âm

Chứng âm biểu hiện trong người lạnh, mặt trắng, lưỡi nhợt, chân tay lạnh, trạng thái tinh thần ít hoạt động, mệt mỏi, thở yếu, thích ấm nóng, không khát, nằm quay mặt vào bóng tối, mạch trầm nhược, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng. 

Hoạt động chức năng tạng phủ bị suy yếu hoặc hàn thịnh. Phải dùng dương dược (thuốc bổ dưỡng có tính nóng ấm) để thúc đẩy chức năng tạng phủ và trừ hàn.

8. Chứng dương 

Thường thấy của các chứng bệnh thuộc dương, trạng thái tinh thần tốt, chân tay nóng ấm, sợ nóng tiếng nói, tiếng thở thô mạnh, khát nước năm quay mặt ra sáng, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch phù sác, hoạt sác có lực.

Hoạt động chức năng tạng phủ vượng, quá vượng: tà khí mạnh và nhiệt tà thịnh. Phải dùng dược (thuốc mát lạnh và sinh tân dịch) để dưỡng ẩm và trừ nhiệt tà.

Như vậy có thể thấy rằng, trong chẩn đoán bệnh theo Bát Cương cần phải dựa vào xu hướng chung nhất không dựa vào một triệu chứng mà phải căn cứ vào hội chứng. Phải tìm đúng bản chất của tình trạng bệnh vì bản thân hiện tượng có khi không phù hợp với nhau. Khi vận dụng thực tế cần phải phối hợp các cương khác nhau thì bệnh mới dứt điểm hoàn toàn. 

>>Tìm hiểu ngay: Bát pháp: 8 cách điều trị bệnh trong Y Học Cổ Truyền

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail