CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Trẻ em bị chảy máu mũi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách xử lý 

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Bé nhà bạn thường xuyên bị chảy máu cam? Chảy máu cam không rõ nguyên nhân? Bạn lo lắng vì không biết xử trí ra sao khi bé bị chảy máu mũi? Bài viết dưới đây Dược phẩm PQA sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh chảy máu mũi ở trẻ, vì sao trẻ em bị chảy máu mũi và những cách sơ cứu, phòng ngừa khi bé bị chảy máu mũi. 

Tại sao chảy máu cam xảy ra ở trẻ em?

Chảy máu mũi ở trẻ là gì? 

Trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, cơ thể đang hình thành phát triển, các vấn đề về sức khỏe là không thể tránh khỏi. Chảy máu mũi hay chảy máu cam ở trẻ là tình trạng phổ biến thường gặp, nhất là các bé trong độ tuổi 2-10. 

Chảy máu cam là một bệnh về tai mũi họng khi các mô trong mũi bị tổn thương gây ra xuất huyết mũi. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các bé, tình trạng có thể ngưng chảy trong một thời gian hoặc nặng hơn sẽ cần sự can thiệp của y tế. 

Trẻ em bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Trẻ em bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Vậy vì sao bé nhà bạn bị chảy máu cam? 

Chảy máu mũi ở trẻ có thể do một số nguyên nhân được đề cập dưới đây: 

  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi là nguyên nhân gây là nhiều bệnh ở trẻ nhỏ, chảy máu cam cũng không ngoại lệ. Nhất là khi thời tiết hanh khô, tình trạng này phổ biến hơn bơi vùng mũi trở nên khô, giảm bớt độ đàn hồi và co giãn của các vách ngăn mũi. Việc trầy xước có thể dẫn tới tổn thương các mô và chảy máu mũi. 
  • Do trẻ tác động mạnh vào vùng mũi: Chảy máu cam cũng có thể bé ngoáy mũi, cào hay cọ xát mạnh khiến mũi tổn thương. Ngoài ra, bé càng lớn thì sự tinh nghịch càng dễ gây nên các va chạm. Bé nhà bạn có thể bị chảy máu cam, chấn thương mũi do va chạm khi vui chơi hoặc chạy nhảy. 
  • Nóng trong người: Một trong những nguyên nhân phổ biến khi trẻ bị chảy máu cam vào buổi đêm đi ngủ vào mùa hè là do nóng trong người. Lúc này, cấu trúc trong mũi cùng các mạch máu bị phá vỡ làm trẻ bị chảy máu mũi. 
  • Bệnh lý về mũi: Trẻ em bị viêm mũi mãn tính cũng có thể làm giãn động mạch và tĩnh mạch, mạch máu trong khoang mũi bị tác động bất thường gây chảy máu. 
  • Chế độ ăn uống: Ngoài ra, chảy máu mũi ở trẻ em còn do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu vitamin C,...
  • Nguyên nhân khác: Các bệnh lý như xoang mũi, máu khó đông và các loại thuốc khiến loãng máu như thuốc điều trị tim, huyết áp cao,... cũng có thể làm thể làm thời gian chảy máu cam lâu hơn. 

Chảy máu cam ở trẻ do thiếu vitamin và chất xơ

Chảy máu cam ở trẻ do thiếu vitamin và chất xơ

Chảy máu mũi ở trẻ xảy ra như thế nào? Loại chảy máu mũi nào phổ biến nhất? 

Hầu hết trẻ em bị chảy máu mũi phần trước, nghĩa là phần mềm của mũi. Đây là khu vực chữa nhiều mạch máu nhỏ, dễ tác động và bị vỡ khi bị kích ứng và viêm. Chảy máu mũi phía trước cũng là loại chảy máu mũi phổ biến nhất, chiếm 90% số ca chảy máu mũi. Đây cũng là loại chảy máu mũi ít nguy hiểm và dễ sơ cứu hơn. 

Một loại chảy máu mũi ở trẻ nguy hiểm hơn là chảy máu mũi phía sau, phát triển phía trong khoang mũi. Đây là loại chảy máu mũi có xu hướng nặng hơn, điều trị khó hơn và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. 

Chảy máu mũi phía sau xuất hiện khi máu mũi chảy ngược vào khoang mũi, trẻ vô tình nuốt qua miệng và xuống phần họng. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở. 

>> Xem thêm: Trẻ chảy máu cam có nguy hiểm không?

Xử lý chảy máu cam ở trẻ như thế nào? 

Hiện tượng đột nhiên bé chảy máu mũi có thể gây cho phụ huynh hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, lúc này cần bình tĩnh để xác định nguyên nhân cũng như có những biện pháp sơ cứu tạm thời. 

Sơ cứu trẻ em bị chảy máu mũi

Sơ cứu trẻ em bị chảy máu mũi

  • Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu cam 

Trường hợp phổ biến ở trẻ là chảy máu mũi trước, cha mẹ cần xác định bên mũi bị chảy máu. Trẻ thường có động tác dụi mũi lau máu khi chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi bằng tay. Lau sạch mũi, đặt trẻ ở tư thế hơi cúi đầu về phía trước, tránh để bé ngửa về sau gây chảy máu xuống họng. 

  • Bước 2: Cầm máu cho trẻ 

Dùng tay đè nhẹ lên cánh mũi khoảng 5-10p để giúp đông máu tới khi máu ngừng chảy. Lưu ý không ấn mạnh khiến bé đau và tổn thương vùng mũi. 

  • Bước 3: Để trẻ nghỉ ngơi 

Để bé nghỉ ngơi, đặt trẻ nằm nghiêng để máu chảy ra ngoài tránh khiến bé nuốt máu xuống họng. Máu xuống họng có thể gây ngộ độc, nôn mửa khó chịu vùng bụng. 

Phòng ngừa, điều trị chảy máu cam ở trẻ như thế nào? 

Trẻ bị chảy máu cam phải làm sao?

Vệ sinh vùng mũi cho trẻ bằng nước muối: Hầu hết chảy máu mũi ở trẻ là do không khí khô, vùng mũi do đó cũng bị khô và dễ bị viêm nhiễm. Mẹ có thể cải thiện tại nhà bằng cách rửa mũi bằng nước muối để giữ ẩm vùng mũi cho bé. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này bởi có thể khiến mũi khô hơn. 

  • Dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi trong phòng ngủ của bé để loại bỏ không khí khô 
  • Cắt tỉa móng tay cho bé, tránh để bé ngoáy mũi gây tổn thương 
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ, rau quả, hoa quả tươi để đáp ứng đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé. 
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bé, tránh cơ thể mất nước 
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, giảm đau, aspirin có thể ảnh hưởng tới quá trình đông máu ở trẻ. 
  • Khi trẻ vui chơi, nên khuyến khích bé mặc đồ bảo hộ để tránh va chạm bởi có thể gây xây sát hay chấn thương. 

Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung hoa quả

Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung hoa quả

>> Xem thêm: Trẻ chảy máu cam nên ăn gì

Trẻ em bị chảy máu mũi là hiện tượng phổ biến, cha mẹ không nên lo lắng. Cha mẹ cần bình tĩnh cải thiện các triệu chứng bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích con vận động nhẹ nhàng tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chảy máu cam do nhiều yếu tố thời tiết, môi trường, sức khỏe. Chảy máu cam thông thường ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em chảy máu lâu ngày...
Xem chi tiết
Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất...
Xem chi tiết
Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự teo nhỏ và yếu đi của các mô mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan đến cấu tạo máu và đông máu khiến xảy ra tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhiều người thưỡng xem nhẹ. Bệnh chảy máu cam khá phổ biến chiếm khoảng 60% người bị ít nhất 1 lần. Nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail