Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc chảy máu cam nhiều lần thì mẹ nên đưa bé đi khám kiểm tra. Mẹ đang không biết thực đơn cho trẻ chảy máu cam nên ăn gì và kiêng ăn gì hãy tham khảo bài viết sau.
Chảy máu cam là tình trạng các lớp niêm mạc ở trong thành mạch mũi bị tổn thương, các mạch máu đứt gãy xảy ra tình trạng chảy máu bên trong mũi. Chảy máu cam thường rất phổ biến ở trẻ em bị thiếu hụt vitamin C, rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón. Trẻ có biểu hiện bị dị ứng, nhiễm trùng mũi. Những trẻ có thói quen ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh hoặc vào thời tiết hanh khô dễ bị chảy máu.
Trẻ em bị chảy máu mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì
Chảy máu cam ở trẻ không nguy hiểm nhưng mẹ không nên quá chủ quan. Ngoài thuốc và những biện pháp hỗ trợ y tế thì mẹ vẫn nên bổ sung các vitamin và khoáng chất sau đây cho trẻ bị chảy máu cam.
Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu cam ở trẻ là do sự thiếu hụt vitamin C. Vitamin C đóng một vai trò cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin C giúp giảm nguy cơ đáng kể tình trạng chảy máu cam. Hơn thế vitamin C còn giúp tăng cường các mạch máu, làm mạch máu vững chắc khỏe hơn.
Vitamin C giúp tăng cường các thành mạch máu
Mẹ nên cung cấp cho trẻ 75mg đến 90mg vitamin C mỗi ngày để làm giảm bệnh chảy máu mũi. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như là ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, cải xanh, đu đủ, dâu tây, cam, súp lơ, dứa, kiwi, xoài,...
Kali giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể, chính vì vậy thiếu kali hay tăng kali đều có thể gây nguy hiểm đến cho cơ thể. Kali điều hòa chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa mất nước, làm giảm các mô gây khô mũi dẫn tới chảy máu cam. Mẹ có thể bổ sung giàu kali cho trẻ qua bữa ăn như cá, nghêu, quả chuối, quả bơ, cà rốt, cà chua, sữa chưa,...
Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp các yếu tố đông máu, là vitamin hòa tan trong chất béo có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu. Nếu để thiếu hụt vitamin K máu sẽ không thể đông được dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Vitamin K điều chỉnh sự đông đặc của máu
Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin K như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, măng tây, dưa chuột, trứng, ngò tây, đinh hương, húng quế,..
Chất sắt (Fe) là chất giúp hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung trí não. Vì thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu và khiến nhiều rối loạn khác khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Vì thế mẹ có thể bổ sung chất sắt trong các thực phẩm thịt đỏ như là thịt bò, thịt dê, thịt nạc, hải sản thì có tôm, sò huyết và ở các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Chất sắt (Fe) giúp sản sinh hồng cầu
Ngoài bổ sung các thực phẩm tốt cho bé thì mẹ cũng nên hạn chế tránh một số thực phẩm gây nóng nhiệt dễ làm trẻ máu cam.
Thực phẩm cay nóng gây chảy máu cam
Những thực phẩm có tính nhiệt cao gây nóng nhiệt cho trẻ như là ớt, mù tạt, hành,... Ngoài ra một số loại trái cây cũng gây nóng nhiệt như xoài, mận, nhãn, vải, na,...
Thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, có lượng chất béo cao làm hệ miễn dịch của cơ thể yếu kém hơn khiến cho trẻ dễ bị chảy máu cam hơn.
Trẻ bị chảy máu cam nên kiêng ăn đồ dầu mỡ
Trẻ em thường ưa thích các loại nước ngọt tạo màu có ga nhưng đâu biết được tác hại của chúng. Nước ngọt có ga có hàm lượng kích thích cao làm ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và mạch máu của trẻ dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam.
Nước ngọt có ga làm kích thích các mạch máu gây chảy máu cam
Ngoài việc bổ sung và hạn chế các chất cho trẻ bị chảy máu cam, mẹ nên giữ một số thói quen tốt cho bé. Các biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ như:
Đặc biệt khi có các dấu hiệu chảy máu nhiều hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nặng.
Trẻ chảy máu cam nên ăn gì là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm. Cha mẹ chớ nên chủ quan, luôn phòng ngừa và đảm bảo cho bé trước những nguy cơ nghiêm trọng. Thầy thuốc nam luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên hành trình chăm sóc con yêu.
Có thể bạn quan tâm: