CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Trừ Hàn - giải trừ ôn lý phục hồi phế tạng hư lạnh

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thuốc trừ hàn chính là những loại thuốc tính ấm nóng được sử dụng để chữa các bệnh gây ra do bên trong cơ thể bị lạnh vì phần dương khí cơ thể bị giảm sút. Các vị thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc sử dụng kết hợp với nhau để đẩy lùi âm khí - cân bằng dương khí trong cơ thể. Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết điều này trong bài phân tích chia sẻ dưới đây.  

biểu đồ âm dương ngũ hàng trong cơ thể

Biểu đồ âm dương ngũ hành trong cơ thể 

1. Đại cương về thuốc trừ hàn

Theo Học thuyết Âm Dương của y học cổ truyền thì cơ thể con người luôn bị chi phối bởi âm khí và dương khí. Nhìn về bản chất thì âm - dương là hai thái cực đối nhau nhưng thực tế âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. Nghĩa là mọi bệnh tật phát sinh đều do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. 

Những người có phần âm thịnh, dương suy thì sẽ dễ bị mắc các bệnh cảm lạnh, cảm hàn,..Khi này cần sử dụng các bị thuốc có tính ấm nóng, có vị cay, ngọt hướng thuốc đi lên, như những bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, giải biểu, thuốc trừ hàn. 

Thuốc trừ hàn được sử dụng chính để đẩy lùi âm khí - nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cơ thể bị nhiễm hàn, cảm lạnh. Các vị thuốc trừ hàn sẽ được ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể, để tác động chuyên sâu. Có thể hiểu đơn giản như sau: 

  • Vị thuốc đi vào tỳ vị, dạ dày, có tác dụng trung khu thần kinh, chữa tỳ vị hư hàn: đau bụng lạnh, buồn nôn, ỉa chảy, đái ra đạm, chất lưỡi trắng.
  • Các vị thuốc đi vào đường phế có tác dụng tiêu đàm ẩm thấp, dùng để chữa các chứng đờm ẩm: đờm nhiều, âm hư, đờm trắng loãng.
  • Vị thuốc dùng để thông kinh lạc có tác dụng làm dịu thần kinh, dùng để chữa các chứng ung nhọt phải do lạnh: đau bụng dưới, đau do lạnh, nhức đầu do phong hàn.
  • Vị thuốc đi vào kinh mạch thận, có tác dụng ôn thận tráng dương, chữa các chứng thận dương hư: liệt dương, hoàng cung, lưng lạnh, đau lưng, đi tiểu đêm nhiều lần, di tinh, di tinh.
  • Thuốc đi vào kinh mạch tâm thận, có tác dụng an thần thông huyết mạch, 
  • Dùng chữa chứng thận dương hư suy: hồi hộp, đánh trống ngực, tiểu buốt, chân tay phù nề; hoặc tác dụng bổ dương nghịch, dùng chữa các chứng rối loạn của dương: ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, mạch mỏng.

Với mỗi một tình trạng bệnh thì cần phải sử dụng các vị thuốc tương ứng. Để làm ổn định, biến đổi một phần dược tính dược (tăng giá trị sử dụng của dược liệu) bằng các dùng phương pháp sao tẩm hoặc dùng thuốc có tính đối lập để thay đổi tính dược: như Sinh địa lạnh đem tẩm Gừng, Sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được vị Thục địa có tính ấm. 

vị thuốc trừ hàn giúp đả thông kinh lạc

Các vị thuốc trừ hàn cũng có công dụng đả thông kinh lạc

2. Các vị thuốc trừ hàn thông dụng

Thuốc trừ hàn chính là những vị thuốc có tính ấm nóng, đặc biệt là các vị thuốc sau:

2.1. Can khương

Can Khương hay Gừng là một loại cây thân củ nhỏ sống lâu năm thường có chiều cao khoảng 0,6–1m. Phần thân rễ thường phát triển thành củ, trồng càng lâu củ phát triển càng lớn thì lá sẽ dần xơ xác và lụi tàn. Lá không cuống, có bẹ, mọc so le nhau, hình mác dài 15–20cm, rộng khoảng 2cm. Mặt bóng nhẵn, gân hơi trắng nhạt và vỏ có mùi thơm. 

vị thuốc can khương

Can khương tính ấm đẩy lùi hàn khí khỏi cơ thể hiệu quả

Đặc tính: vị cay với mùi thơm hắc và tính ấm nóng quy vào kinh Tỳ, Tâm, Vị và Phế

Công dụng: Hồi dương, thông mạch, ôn trung tán hàn, táo thấp tiêu đàm

Đặc trị: dùng thân rễ phơi khô hoặc sấy khô để cầm ỉa chảy do viêm đại tràng mãn tính, ỉa chảy sôi bụng. Chữa choáng trụy mạch do mất nước, mất máu, mất điện giải. Chữa ho do lạnh, nôn mửa do lạnh. Chữa đau bụng do lạnh, đau dạ dày do lạnh.

Một số bài thuốc tham khảo:

  • Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, long đờm:  

Can khương 10g, Trích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml uống nhiều lần trong ngày. 

  • Đi tả ra nước:  

Can khương sấy khô tán nhỏ. Dùng nước cơm chiên thuốc, ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-4g. 

  • Đi lỵ ra máu:  

Can khương thiêu tồn tính. Chiêu bằng nước cơm hay nước cháo. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2-4g. 

  • Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi:  

Gừng sống giã nhỏ, bọc vào tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào khu vực đau mỏi. 

  • Chữa nôn mửa:  

Gừng sống nhấm ít một cho đến khi hết nôn.

2.2. Thảo quả

vị thuốc Thảo quả

Thảo quả được sử dụng trong các bài thuốc trừ hàn với vị cay nóng đặc trưng

Đặc tính: có vị cay nóng, tính ôn

Công dụng: chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt rét

Đặc trị: dùng quả phơi sấy khô có tác dụng chữa con đau phủ tạng do lạnh, cơn đau dạ dày, đau đại tràng co thắt. Có tác dụng cả trong trường hợp cầm nôn mửa do lạnh, chữa ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy chướng bụng. 

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Chữa sốt rét 

12g thảo quả, hậu phác, thanh bì, hạt cau, trần bì, 4g cam thảo 4g. Cho vào nồi nửa phần nước, nửa phần rượu rồi sắc cùng các vị thuốc trên, dùng uống trong ngày.  

  • Chữa đi đại tiện ra máu, xích bại lị 

Thảo quả, chỉ xác, địa du, cam thảo mỗi vị có lượng bằng nhau. Các nguyên liệu này cần tán thành bột mịn, dùng 6g hòa nước mỗi ngày uống 2 lần. 

  • Chữa đau bụng, tiêu chảy 

10g thảo quả, 10g kha tử, 7 miếng gừng sống, 7 quả táo đen. Nấu các nguyên liệu cùng với 300ml nước, sắc còn 200ml nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.

2.3. Ngải cứu

Cây ngải cứu là vị thuốc quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa thường cao từ 0,4 – 1m, ở những cây non thường có lông ở thân. Lá cây có màu xanh nhạt ở mặt trên và màu xám ở mặt dưới. Vào mùa hè cây thường cho ra hoa màu vàng ở đầu cành.

vị thuốc ngải cứu

Ngải cứu có công dụng trừ hàn rất tốt

Đặc tính: vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận

Công dụng: chữa cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai

Đặc trị: sử dụng lá phơi khô có tác dụng chữa đau bụng do lạnh, đau dạ dày, đại tràng co thắt do lạnh, chữa nôn mửa do lạnh, kích thích tiêu hóa

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Trị cảm cúm do ho lạnh 

300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ. 

  • Chữa suy nhược cơ thể 

250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g cây kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Sau đó, chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.

2.4. Xuyên tiêu

Xuyên tiêu là loại cây nhỏ leo với thân hơi đen, có gai mọc thành bụi cao khoảng 1-2m. Hoa thường mọc thành chùm xim co. Phần quả có từ 1 đến 5 ô dính quanh trục và nhăn nheo. Mỗi ô sẽ chứa 1 hạt với vỏ dày, cứng. 

quả xuyên tiêu

Xuyên tiêu được sử dụng trong bài thuốc trừ hàn hiệu quả

Đặc tính: vị thuốc vị cay, tính ấm

Công dụng: Tán hàn, trục thấp, ấm trung tiêu, trợ hoả, hành thuỷ, làm thuốc giải độc, sát trùng.

Đặc trị: dùng quả để chữa đau do lạnh, đau dạ dày, đại tràng, đau khớp. Cầm ỉa chảy mãn tính. 

Một số bài thuốc tham khảo 

  • Chữa phong thấp, khớp xương sưng đau: 

Xuyên tiêu, Cốt khí củ, Phòng kỷ, Ngưu tất, Tỳ giải, Cẩu tích, Dây đau xương, mỗi vị 12, sắc uống. 

  • Chữa mụn ổ gà trong nách: 

Rễ Xuyên tiêu mài với giấm cho đặc mà bôi, khô lại bôi phết thêm, 2 ngày thì tiêu  

  • Chữa cảm lạnh đau bụng, hoặc thổ tả: 

Xuyên tiêu, Can khương, Phụ tử chế, Bán hạ chế đều 6g, sắc uống.

2.5. Nhục quế

Nhục quế là gia vị quen thuộc với vỏ thân, vỏ cành to, còn cành nhỏ gọi quế chi. Quế chi là loại cây thân gỗ cao có khi cao tới hơn 20m với các thân, cành cây non căng bóng. 

nhục quế

Nhục quế tính nóng được sử dụng trong bài thuốc trừ hàn

Đặc tính: vị cay, ngọt, nóng, quy kinh Tỳ, Thận, Tâm, Can.

Công dụng: bổ hỏa, hỗ trợ phần dương của cơ thể, loại bỏ khí lạnh từ bên trong, giảm đau, làm ấm và lưu thông kinh mạch

Đặc trị: sử dụng vỏ thân cây chữa choáng trụy mạch, chữa các cơn đau bụng, đau nhức xương khớp do lạnh

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Chữa giảm đau bụng kinh do hư hàn:  

Lấy nhục quế tán bột mịn, ngày sử dụng tối đa 4gr uống với một chút rượu. 

  • Chữa tiêu chảy, đau bụng:  

Lấy 3gr nhục quế kết hợp với chu sa, hắc phụ tử, can khương và lưu hoàng tán nhỏ, vo viên rồi sử dụng uống cùng nước ấm mỗi ngày 2 lần. 

  • Chữa suy giáp:  

Lấy 10gr nhục quế, 30gr dâm dương hoắc, và 0,5 đến 1 lạng gạo tẻ. Lấy nhục quế và dâm dương hoắc sắc nước, sau đó dùng nước này nấu cháo nhừ. Ăn vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng.

2.6. Phụ tử chế

Phụ tử chế là củ con của cây ô dầu được bào chế giải độc thành phụ tử chế

vị thuốc phụ tử chế

Hình ảnh cây phụ tử chế

Đặc tính: cay, ngọt, nóng quy kinh Tâm, Thận, Tý

Công dụng: hồi dương cứu nghịch, trợ âm bổ hỏa, tán hàn chỉ thống

Đặc trị: có tác dụng chữa choáng trụy mạch, chữa lão suy, đau lưng, nhức mỏi gối, đi tiểu nhiều, liệt dương. Đặc biệt sử dụng chữa ỉa chảy mãn tính do Tỳ Vị hư hàn gây nên. 

Một số bài thuốc tham khảo

  • Chữa các chứng tâm thận dương hư

Nhân sâm 8 - 16g, Thục phụ tử 4 - 12g, hai thứ sắc riêng trộn uống. Bài thuốc có tác dụng hồi dương, ích khí cố thoát, dùng cho tất cả các trường hợp bệnh lý do mất máu hoặc mất nước, nguyên khí suy thoái, chân tay lạnh, huyết áp hạ, mạch yếu khó bắt. 

  • Chữa chứng viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ 

Thục phụ tử 8 - 12g, Bạch linh 12g, Bạch truật 8 - 12g, Bạch thược 8 - 16g, Sinh khương 8 - 12g, sắc nước uống, phù nhiều gia thêm Ngũ linh tán (Bạch linh, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Quế chi) 

  • Chữa đau nhức 

Quế chi 8 - 10g, Thục phụ tử 4 - 10g, Sinh khương 8 - 12g, Chích thảo 4 - 8g, Đại táo 2 - 5 quả, sắc uống.

Kết luận

Trên đây là các thông tin liên quan tới thuốc trừ Hàn để người bệnh có thể tham khảo. Đối với những người thường xuyên bị cảm mạo, cảm hàn, cơ địa yếu dễ nhiễm phong hàn thì cần phải chọn lựa thuốc uống phù hợp. Để được tư vấn về sức khỏe vui lòng liên hệ với Dược phẩm PQA theo hotline 0818 288 717 chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 để có được sức khỏe tốt nhất.


Bình luận bài viết
H
Hoàng thanh ngọc
Cho mình hỏi địa chỉ nhà thuốc à
Trả lời 1
3 tháng trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào chị Ngọc, địa chỉ công ty CP Dược Phẩm PQA tại Thửa 99, Quốc Lộ 10, Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định chị nhé.
Trả lời 0
3 tháng trước
(*) Thông tin bắt buộc
1 trong tổng số 1
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Ngày đăng:29/01/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail