CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bài thuốc Thanh Nhiệt dứt điểm nóng trong - giải độc cơ thể

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thuốc Thanh Nhiệt là các bài thuốc có tác động thanh giải nhiệt tà ở phần lý.  Nghĩa là sử dụng các vị thuốc có tính mát để chữa những chứng bệnh gây ra do nhiệt trong người gây nên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bài thuốc thanh nhiệt được sử dụng chính trong bài phân tích dưới đây. 

bài thuốc thanh nhiệt

Thuốc thanh nhiệt được sử dụng như thế nào?

Đại cương về thuốc thanh nhiệt

Thuốc Thanh Nhiệt là một trong những bài thuốc đem lại hiệu quả giải trừ nhiệt với sự kết hợp của các loại dược thảo quý. Mỗi loại dược thảo có một công dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng khác nhau.

Thuốc thanh nhiệt điều trị các trường hợp tà khí ở biểu đã giải, nhiệt ở phần lý tích thịnh, ví như bệnh ngoại cảm, phát sốt, bứt dứt, khát nước (phiền khát), đại tiện phân lỏng nát lẫn nhầy máu mũi (thấp nhiệt tiết tả), phát ban, mụn nhọt sưng đau....

Hiện nay, tùy vào từng triệu chứng mà thuốc thanh nhiệt được chia thành các loại sau:

  • Thanh nhiệt tả hỏa
  • Thanh nhiệt giải độc
  • Thanh nhiệt táo thấp
  • Thanh nhiệt giải trừ
  • Thanh nhiệt lương huyết

Thanh nhiệt tả hỏa

Thanh nhiệt tả hỏa sử dụng những vị thuốc có tính mát lạnh để chữa những chứng bệnh gây ra do hỏa nhiệt trong người. Bệnh thuộc về phần lý là chủ yếu. 

Nhiệt và hoả đều thuộc lục dâm, thuộc về dương tà. Nhiệt là cận của hoả, hoả là cực của nhiệt, nên thanh nhiệt và tả hoả 2 loại không thể phân biệt. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt phần lớn đều có thể tả hỏa. 

Thuốc thanh nhiệt tả hoả lấy thanh tiết phần khí là chính, chủ yếu dùng trong nhiệt bệnh, tà nhập vào khí phận, biểu hiện là sốt cao, miệng khát, ra mồ hôi, bứt dứt không yên (phiền táo) thậm chí mê sảng, mạch hồng đại. Bản hư mà có lý nhiệt chứng thì nên chú ý phù chính khu tà phối hợp với thuốc bổ hư.

Các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt tả hỏa chính được sử dụng gồm:

  • Quả dành dành chín hay còn được gọi là Chi tử khi dùng sống có tác dụng thanh nhiệt, chữa sốt, người bồn chồn, khó ngủ, vàng da, miệng khát, đau họng,...Còn khi sử dụng sao khô có công dụng cầm màu trong trường hợp chảy máu cam, lỵ ra máu, đi tiểu ra máu.
  • Lá tre, lá vầu (trúc diệp): dùng lá tươi hay khô đều có tác dụng hạ sốt, an thần khi sốt cao gây chứng vật vã, hoảng hốt, mê sảng, co giật

quả dành dành

Quả dành dành có công dụng chữa thanh nhiệt tả hỏa hiệu quả

Thanh nhiệt giải độc

Thuốc thanh nhiệt giải độc là những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc hoặc hoả độc. Thường là những vị thuốc có tác dụng kháng sinh, chữa các chứng bệnh do nhiệt độc gây ra như các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt, dị ứng. 

Các vị thuốc được đưa vào sử dụng điều trị chính gồm:

  • Kim ngân (nhẫn đông): dùng cành lá - kim ngân đằng hoặc hoa chớm nở - kim ngân hoa chữa các bệnh truyền nhiễm thời kỳ khởi phát và toàn phát như viêm họng, viêm phế quản, mụn nhọt, viêm tuyến vú. 
  • Bồ công anh (mũi mác, diếp đại, diếp trời, bồ cóc): sử dụng toàn thân trừ phần rễ tươi hay khô với công dụng chữa viêm tuyến vú, mụn nhọt, viêm hạch. Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt. Để chữa đau cấp bách, nóng ruột, hay cáu giận, ợ chua cồn cào, miệng khô ráo và đắng lưỡi, lưỡi rêu vàng, mạch huyền sác nên sử dụng Bồ công anh 12g, thanh bì 12g, rau má 10g, lá khôi 16g, chỉ xác 12g, khổ sâm 12g, củ gấu sao 12g, ngải cứu 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả. 
  • Sài đất (cây cúc dại): dùng toàn bộ cây trừ rễ tưới hay khô có công dụng chữa mụn nhọt, chốc lở, viêm tuyến vú,...Đối với trẻ em bị mẩn ngứa có thể dùng cây sài đất rửa sạch, sau đó vò nát và pha vào nước tắm mỗi ngày để giúp cho con có thể giảm được tình trạng này. 

Kim ngân hoa chữa thanh nhiệt giải độc

Kim ngân hoa chữa thanh nhiệt giải độc

Thanh nhiệt táo thấp

Thuốc trong nhóm tính vị khổ hàn (đắng, lạnh), đắng để táo thấp, lạnh để thanh nhiệt, nên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, đồng thời có cả tác dụng thanh nhiệt tả hoả. Chủ yếu dùng để điều trị các chứng thuộc về thấp nhiệt và hoả nhiệt.

Tính vị đắng lạnh phần lớn làm ảnh hưởng đến vị, tính táo dễ làm thương âm, cho nên không nên dùng lượng lớn. Thận trọng khi dùng cho người tỳ vị hư hàn, tân thương âm hao. Nếu cần dùng thì phải kết hợp thêm thuốc kiện tỳ và dưỡng âm. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tả hoả, giải độc.

Các vị thuốc chữa các bệnh do thấp nhiệt gây ra sẽ được ứng dụng trong trường hợp như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục: viêm bàng quang, viêm thận, viêm tinh hoàn viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, ỉa chảy nhiễm trùng, lỵ trực trùng, lỵ A míp
  • Bệnh ngoài da bội nhiễm: ezema, ghẻ, lở nhiễm trùng, viêm tuyến mang tai

Để thanh nhiệt táo thấp thì không được bỏ qua các vị dược thảo sau:

  • Hoàng liên: rễ cây phơi khô vị đắng, lạnh. Quy kinh tâm, can, vị, đại trường. Tác dụng chính trong chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, đau dạ dày, cấp. Chữa mụn nhọt, viêm đường tiết niệu, viêm tai, viêm tuyến mang tai, loét lợi, miệng, lưỡi. Có thể sử dụng bài thuốc Hoàng Liên Giải Độc Thang với 8 gram Hoàng liên, 8 gram Hoàng bá, 8 gram Hoàng cầm, 12 gram Chi tử sắc uống mỗi ngày 1 thang cho tới khi hết tình trạng viêm nhiễm lở loét thì ngừng. 
  • Hoàng bá (núc nác): vỏ thân cây tính vị đắng, hàn. Quy kinh thận, bàng quang, đại trường. Có tác dụng chữa lỵ, chữa dị ứng, chữa vàng da, chữa lở sơn. Các bạn có thể sử dụng bài thuốc Vỏ cây núc nác sao qua 16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, lá cơm rượu 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Nhân trần: toàn cây trừ rễ tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa da vàng tiểu tiện không thông. Giúp ăn ngon, phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh. Nếu lượng Cholesterol máu cao có thể sử dụng nước nhân trần sắc thay trà uống khoảng 30-40g mỗi ngày trong 1 tháng sẽ phần nào kiểm soát được tình trạng bệnh này. 
  • Hoàng Đằng (vàng đắng, dây đằng giang): dùng rễ, thân cây thái mỏng phơi khô chữa lỵ, sốt, đau mắt, chữa chứng hoàn đản do gan mật. Chẳng hạn để chữa viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm gan virus, viêm tai trong cần 10g hoàng đằng, 10g mộc thông, 10g huyết dụ. Cho nguyên liệu trên vào sắc cùng với 1 lít nước, cạn đến khi còn 300 ml. chia thành 3 lần uống.

hoàng liên

Hoàng Liên vị thuốc chính trong điều trị thanh nhiệt táo thấp

Thanh nhiệt giải thử

Thuốc Thanh Nhiệt giải thử là những thuốc chữa các bệnh do thử gây ra. 

  • Thử kết hợp với nhiệt gọi là thử nhiệt gây ra các chứng sốt về mùa hè, say nắng, say nóng. 
  • Thử kết hợp với thấp gọi là thử thấp gây ra các chứng bệnh đường tiêu hóa về mùa hè như ỉa chảy, nôn mửa

Để chữa thanh nhiệt giải thử cần sử dụng các vị thuốc:

  • Hương nhu: dùng toàn cây trừ bộ phận rễ, có thể dùng tươi hay khô đều được với tác dụng phát hãn giải thử (làm ra mồ hôi, giảm sốt, chữa cảm nắng nhức đầu, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa). Hương nhu 12 gram, tía tô 12 gram, mộc qua 9 gram. Đem tất cả các thảo dược sắc cùng với 3 chén nước nhỏ cho tới khi cô cạn còn 1/3 thì lọc bỏ bã lấy nước uống. Nước sắc được nên uống sau khi ăn sáng và có thể chia thành 2-3 lần uống trong ngày tới khi hết bệnh. 
  • Hoạt thạch: Không mùi, vị ngọt, tính hàn quy vào hai kinh là Vị và Bàng quang. Hoạt hạch sẽ được dùng trong bài thuốc chữa thanh nhiệt giải thử với thành phần gồm 6 phần bột hoạt thạch, 1 phần cam thảo. Nghiền các nguyên liệu trên thành bột mịn, dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 gam, uống kèm với nước Bài thuốc có tác dụng giải cảm do say nóng, hạ sốt, nước tiểu đỏ, khát nước, tiểu dắt, sốt xuất huyết thời kỳ đầu.

hương nhu chữa cảm mạo, nhức đầu

Hương Nhu được sử dụng chính trong chữa cảm mạo, nhức đầu

Thanh nhiệt lương huyết

Thuốc thanh nhiệt lương huyết phần lớn có tính vị ngọt, mặn, lạnh, có tác dụng thanh giải nhiệt tà ở huyết phận. Những vị thuốc này chữa chứng do huyết nhiệt gây ra như dị ứng nhiễm trùng, nhiễm độc gây chảy máu cam, sốt kéo dài, rối loạn điện giải. 

Các vị thuốc chính được đưa vào sử dụng 

  • Sinh địa: dùng củ tươi hay phơi khô đều có tác dụng chữa sốt cao lâu ngày mất nước, chảy máu, sốt nhiễm trùng, xuất huyết dưới da, lỵ ra máu, nhuận tràng. Viêm họng, mụn nhọt, viêm amidan, an thai khi sốt nhiễm trùng gây động thai. Chuẩn bị 320g sinh địa, 160g hoài sơn, 160g sơn thù du, 120g mẫu đơn bì, 120g trạch tả, 120g bạch phục linh. Sinh địa đem giã cho mềm nhũn, các vị thuốc còn lại sấy khô rồi tán nhỏ. Trộn đều tất cả lại với nhau rồi cho thêm mật ong để làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống khoảng 20 – 30 viên tương đương 8 – 12g. Chia làm 2 lần uống vào trước bữa ăn cơm khoảng 15 phút.
  • Huyền sâm: dùng rễ phơi khô có tác dụng hạ sốt khi mất nước, vật vã, mê sảng. Chữa mụn nhọt, sốt cao, ban chẩn. Nên thực hiện bài thuốc Huyền sâm 40g, Sinh Fđịa 32g, Mạch môn đông 32g, sắc uống sẽ loại bỏ được tình trạng sốt cao, nóng trong người, khô khát, miệng lưỡi khô, táo bón.
  • Nhọ nồi (cỏ mực, hạn liên thảo): dùng toàn cây trừ rễ tươi hay khô có tác dụng cầm máu, chữa lỵ ra máu, rong kinh, trĩ ra máu, đái ra máu, sốt xuất huyết,....Chỉ cần Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống là có thể chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

cây nhọ nồi điều trị chảy máu cam

Nhọ nồi vị thuốc chính trong điều trị chảy máu cam

Kết luận

Trên đây là các thông tin chi tiết về thuốc thanh nhiệt giải quyết tình trạng nóng trong do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Mỗi một chứng trạng bệnh sẽ phải sử dụng một loại thuốc khác nhau để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu như bạn đang gặp tình trạng nóng trong, bức bối, khó chịu trong người vui lòng liên hệ trực tiếp tới Thuốc Nam PQA hotline 0818 288 717 để được tư vấn hỗ trợ.


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail