CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Bổ nâng cao sức khỏe tổng thể giải trừ tà khí xâm nhập

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Theo Đông y, mọi bệnh tật phát sinh đều do chính khí không thắng được tà khí. Trong đó chính khí chính là sức đề kháng còn tà khí chính là những nguyên nhân gây nên bệnh. Khi chính khí suy nhược thì tà khí sẽ dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh tật. Muốn loại bỏ được tình trạng này thì cần phải sử dụng thuốc bổ nâng cao chính khí. 

Đông y chia thuốc bổ ra thành 4 nhóm chính là bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương. Mỗi nhóm thuốc bổ sẽ có các vị thuốc chủ đạo để bồi bổ chính khí trong cơ thể, kiện, tỳ, ích vị, bổ can thận, bổ phế, ninh tâm, an thần, kiện não

1. Thuốc bổ âm

1.1 Sa sâm

Sa sâm là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các thuốc bổ, đây là loại cây sống lâu năm với phần rễ mềm, mọc thẳng thường dài từ 15 – 25 cm. Lá cây thường mọc sát gốc và xếp thành hình hoa thị. Mép lá có răng cưa thưa, nhìn qua khá giống với bồ công anh hay cải cúc. 

sa sâm

Hình ảnh sa sâm dùng trong bài thuốc bổ

Đặc tính: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn quy vào kinh vị, phế.

Công năng: sinh tân ích vị, dưỡng âm thanh phế

Chủ trị: chứng vị âm hư, phế táo âm hư.

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Điều trị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, lao phổi: 

12 – 20 gam sa sâm, 8 -12 gam ngọc trúc, 4 gam cam thảo, 8 – 12 gam tang diệp, 8 -12 gam biển đậu, 8 – 12 gam thiên hoa. Sắc thuốc uống hằng ngày. 

  • Trị máu thiếu, da vàng: 

4 gam hồi hương, 12 gam bột nghệ, 12 gam sa sâm, 4 gam quế nhục. Sắc uống mỗi ngày. 

  • Trị chứng ho khan ít đờm, miệng khát, họng khô, phế vị nhiệt táo (Thang sa sâm mạch đông): 

12 gam mạch môn, sa sâm, ngọc trúc, thiên hoa phấn, tang diệp; 4 gam cam thảo. Sắc uống một thang mỗi ngày. 

  • Trị chứng hư nhược khí ngắn, mất tiếng, phổi yếu (Thang thanh kim ích khí): 

20 gam sa sâm, 4 gam hoàng kỳ, 20 gam sinh địa, 12 gam tri mẫu, huyền sâm, ngưu bàng tử; 6 gam xuyên bối mẫu. Sắc uống mỗi ngày. 

  • Trị thổ huyết, nóng sốt, phổi yếu, mạch nhanh, khó thở: 

5 gam sa sâm nam, 10 gam tía tô. 5 lát gừng nướng, 4 gam cửu lý hướng sao. 1 quả chanh non (thái miếng nhỏ). Sắc uống 2 lần/ ngày. 

  • Trị tức ngực, ho đờm, viêm phổi (Thang ích vị) 

16 gam sa sâm, 20 gam sinh địa, 12 gam mạch đông, ngọc trúc. Sắc thành thang, uống trong ngày. 

  • Trị bệnh nhiệt cuối kỳ phạm đến tân dịch, họng khô, miệng khát, còn sốt: 

20 gam sa sâm nam, 20 gam rễ vú bò, hà thủ ô, bạch truật nam, rễ cà gai, 12 gam hoài sơn, rễ cây lứt, cam thảo nam, 8 gam trần bì, 4 gam gừng. Sắc uống 2 lần mỗi ngày. Hoặc, bạn cũng có thể dùng thuốc trên đem tán thành bột làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 20 gam.

1.2 Mạch môn (cây lan tiên, mạch môn đông)

Mạch môn còn có tên gọi khác là mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên,,....Đây là loại cây thường xanh tạo thành hình dạng như đám cỏ sống lâu năm. Cây thường cao từ 10-40cm với các lá thẳng mọc từ gốc, hẹp dài, cuống có bẹ. 

vị thuốc mạch môn

Mạch môn điều trị ho ra máu rất hiệu quả

Đặc tính: Vị ngọt hơi đắng, tính lạnh, không độc, quy vào một số loại kinh như vị tân, thủ thái âm phế, kinh tâm.

Công năng: Bổ âm thêm tinh, giải nhiệt trừ nhiệt ở phổi, trừ ho không có đờm, hành thủy sinh nước miếng

Chủ trị: Điều trị ho và ho ra máu; Điều trị khô miệng; Điều trị táo bón;Điều trị ho có đờm.

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa chứng ho, ho lâu ngày, khó thở 

16g củ mạch môn, 4g cam thảo, 4g gạo nếp sao vàng, 4g đảng sâm, 8g bán hạ, 4g đại táo. Sắc các dược liệu trên với 600ml nước. Sắc thuốc cô đọng còn 200ml nước. Mỗi thang thuốc chia ra làm 3 lần uống trong ngày. 

  • Chữa răng chảy máu 

Sắc mạch môn với nước. Uống thuốc trị răng chảy máu. 

  • Chữa suy tim, ra mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, mạch nhanh 

16g mạch môn, 8g nhân sâm. 6g ngũ vị từ. Sắc các nguyên liệu trên, uống thuốc để chữa các chứng về hạ huyết áp, mạch nhanh, ra mồ hôi nhiều,… 

  • Chữa táo bón 

20g mạch môn, 12g huyền sâm, 20g sinh địa. Sắc uống. 

  • Chữa bệnh ho khan, ho có đờm, đau họng 

5g mạch môn, 12g tang diệp, 4g mè đen, 4g tỳ bà diệp, 3g hạnh nhân, 3g a giao, 4g cam thảo. Sắc các nguyên liệu để uống.

1.3 Thiên môn (thiên môn đông, dây tóc tiên)

Thiên môn hay còn gọi là thiên môn đồng, dây tóc tiên là loại cây bụi leo sống lâu năm và thường có chiều dài từ 1 - 1,5m và có khi còn dài hơn nữa. Đây là loại cây có rễ củ hình thoi và có cuống dài, thường mọc thành chùm. 

vị thuốc thiên môn

Thiên môn nhuận táo, thanh phế, sinh tân

Đặc tính: vị ngọt, đắng, tính đại hàn, quy vào các kinh phế, thận

Công năng: tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân

Chủ trị: chữa phế ung, hư lao, ho, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch hao tổn, táo bón, làm thuốc bổ

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa ho gà: 

Thiên môn, mạch môn mỗi vị 12g; bạch bộ 10g; qua lâu nhân 5g; quất hồng 5g. Tất cả đem sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. 

  • Chữa ho có đờm, thổ huyết: 

Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) đem nấu thành cao, luyện với mật làm thành viên uống. Ngày dùng 4–5g. 

  • Chữa phế hư, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi: 

Thiên môn đông, mạch môn mỗi vị 4,5g; nhân sâm 3g; ngũ vị tử 1,5g; sa sâm 12g; ngọc trúc, hạnh nhân, sơn dược mỗi vị 9g; nữ trinh tử, phục linh, bối mẫu, thiên thảo căn mỗi vị 6g. Tất cả nghiền thành bột, uống với nước sắc ngó sen. 

  • Cao tam tài: thuốc bổ toàn thân, bổ tinh khí: 

Thiên môn 10g; nhân sâm 4g; thục địa 10g. Thêm 600ml nước sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

1.4 Kỷ tử (khởi tử, câu kỷ tử)

Kỷ tử còn được gọi là khởi tử, câu khởi, địa cốt tử,...đây là loại cây bụi mọc đứng phân nhánh nhiều, cành mảnh. Phần hoa có kích thước nhỏ thường mọc đơn độc. Quả cẩu kỷ tử hình trứng, khi chín sẽ chuyển sang vàng đỏ hoặc đỏ sẫm.

vị thuốc kỷ tử

Câu kỷ tử hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Đặc tính: Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Can, Thận, Phế

Công năng: làm sáng mắt, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng thận, sinh lý…

Chủ trị: Chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao. Trị chứng xây xẩm, chóng mặt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường

Một số bài thuốc chuyên biệt

  • Chữa da mặt trị mặt nám, da dẻ sần sùi: 

10 cân câu kỷ tử, 3 cân sinh địa. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột. Khi dùng, lấy ra 1 muỗng uống kèm một ly nước ấm, dùng 3 lần/ ngày. 

  • Trị chảy nước mắt do can hư: 

960 gam câu kỷ tử. Cho nguyên liệu vào trong túi vải, đem ngâm rượu, đậy kín, ủ kĩ trong 21 ngày. 

  • Trị đau mắt đỏ, mắt sinh mộng thịt: 

Câu kỷ tử giã lấy nước, điểm lên khóe mắt. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày. 

  • Trị can thận âm hư, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều, mắt mờ, đau rít sáp trong mắt 

12 gam Câu kỷ tử, Cúc hoa, 16g Thục địa, 8g Sơn dược, 6g Phục linh, Đơn bì. Đem tất cả dược liệu trên tán thành bột, làm hoàn. Ngày dùng 12 gam chia làm 2 lần uống, dùng kèm với nước muối nhạt. 

  • Trị suy nhược cơ thể vào mùa hè: 

Câu kỷ tử, Ngũ vị tử đem tán các nguyên liệu trên với nước sôi, uống thay trà.

2. Thuốc bổ dương

2.1 Ba kích

Ba kích là loại cây dây leo sống lâu năm với thân non hình màu tím. Phần lá mọc đối cứng nhọn hình ngọn giáo thuôn dài

ba kích

Ba kích trừ phong thấp, tráng dương kiện gân cốt

Đặc tính: Vị cay, ngọt, tính ấm quy vào kinh can, thận

Công dụng: trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt

Chủ trị: Tăng sức đề kháng, tăng nội tiết tố, điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động não, giúp ngủ ngon, tác dụng nhanh với tuyến cơ năng,…

Một số bài thuốc liên quan 

  • Chữa lợi tiểu 

Ích trí nhân, Ba kích thiên, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử. Tán mịn các nguyên liệu, sau đó cho một ít rượu vào để làm ướt. Vo hỗn hợp này thành các viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang để uống. 

  • Chữa liệt dương, thất thương, ngũ lao, hạ khí, ăn nhiều 

3kg Ba kích thiên sống, 3kg Ngưu tất sống, 5 đấu rượu. Ngâm các nguyên liệu với nhau khoảng 3 tháng. Sau đó dùng rượu này để uống. 

  • Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn 

60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g khương hoạt, 60g quế tâm, 60g ngũ gia bì, 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng, 60g can khương (bào), 100ml mật ong. Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống. 

  • Làm thuốc bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp 

60g ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử (chế), 46g thục địa, 30 g thục tiêu. Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.

2.2 Thỏ ty tử

Thỏ ty tử còn được gọi là Thỏ lư, Thỏ lũy, Thổ khâu,...đây là hạt phơi hoặc sấy khô của dây tơ hồng thuộc họ bìm bìm.  Dây tơ hồng là loại dây ký sinh, thân cây màu vàng. Quả dạng hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm,  dạng hình trứng, đỉnh dẹt, dài khoảng 2mm.

thỏ ty tử

Hình ảnh Thỏ Ty Tử công dụng bổ dương ích âm

Đặc tính: Vị cay tính bình quy vào kinh Tỳ, Thận, Can

Công dụng: Bổ dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả, tăng tuổi thọ, ôn thận, tráng dương,...

Chủ trị: Trị lưng đau, gối mỏi, di tinh, tiết tinh. Trị Thận dương hư, lưng đau, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày do Thận hư, mắt mờ do Can Thận suy

Một số bài thuốc liên quan 

  • Trị thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau, đi tiểu nhiều:  

Thỏ ty tử 40g, ngũ vị tử 40g, tế tân 40g, trạch tả 40g, sung uý tử 80g, thục địa 80g, hoài sơn 60g, nghiền thành bột rồi hoàn mật, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước ấm. 

  • Trị tâm khí bất túc suy tư quá độ, thần kinh hư tổn, chân dương không vững, nước tiểu đục, ngủ hay mơ, di tinh:  

Thỏ ty tử 200g, bạch phục linh 120g, thạch liên tử bỏ vỏ 80g, trộn bột với rượu, dùng mật hoàn viên. Mỗi lần uống 8-10g ngày 3 lần, uống lúc đói với nước muối nhạt. 

  • Để bổ thận khí tráng dương đạo, trợ tinh thần, giảm đau lưng, mỏi gối:  

Thỏ ty tử 320g, phụ tử chế 80g, tán bột trộn với ít rượu, hồ, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, ngày 2-3 lần. 

3. Thuốc bổ khí

Đẳng sâm

Đẳng sâm còn được gọi là đảng sâm, đây là loại cây được sử dụng chính đề điều trị chứng suy nhược cơ thể, viêm phế quản, ho lâu ngày, hoặc để điều trị các chứng bệnh do khí huyết hư suy. 

đảng sâm

Hình ảnh đẳng sâm công dụng thanh phế dưỡng huyết

Đặc tính: vị ngọt tính bình không có độc quy vào kinh phế và tỳ

Công dụng: sinh tân chỉ khái, ích khí,  bổ trung, thanh phế và dưỡng huyết

Chủ trị: khí huyết đều suy, tỳ vị hư yếu, trị thiếu máu mãn tính, trị trường vị trung lãnh, hư lao, khí suyễn, băng huyết và các chứng thai sản

Một số bài thuốc liên quan 

  • Chữa viêm phế quản, lao phổi, ho lâu ngày 

Đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn mỗi vị 16gr, 12gr bạch truật, xuyên tiêu 6gr cùng trần bì, bán hạ chế mỗi vị 8gr. Sắc tất cả dược liệu với khoảng 600ml nước. Đến khi cô cạn thì lọc bỏ bã chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống một lần và kiên trì sử dụng đến khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng sau khi ăn. 

  • Chữa cải thiện chức năng sinh lý, tỳ yếu 

Đẳng sâm, thục địa mỗi vị 375gr cùng tá dược vừa đủ. Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó tẩm mật vo thành những viên nhỏ. Đối với người trưởng thành có thể uống 3 lần/ngày, mỗi lần 40 viên. Đối với trẻ nhỏ nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 20 viên và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

  • Giúp tăng cường sức khỏe 

Đẳng sâm 40gr, long nhãn, đương quy, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 12gr và có thể thêm từ 4 – 8gr nhân sâm. Đem tất cả dược liệu sắc kỹ với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày. Đồng thời nên sử dụng khi còn ấm vào buổi sáng, tối sau bữa ăn.

4. Thuốc bổ huyết

4.1 Thục địa

Thục địa là phần rễ của cây địa hoàng thuộc cây cỏ cao 20-30cm có rễ mập thành củ, lá hình bầu với gốc thuôn.

thục địa

Hình ảnh vị thuốc thục địa với công dụng bổ âm dưỡng huyết

Đặc tính: Vị ngọt, tính hơi ôn, quy vào kinh Tâm, Can, Thận

Công dụng: Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận

Chủ trị: chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.

Một số bài thuốc liên quan 

  • Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, say xẩm chóng mặt, tinh thần mệt mỏi 

Thục địa 16g; Sơn thù, Hoài sơn mỗi vị 12g; Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Phụ tử chế mỗi vị 8g; Nhục quế 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. 

  • Trị thoái hoá cột sống 

Thục địa 30g, nhục thung dung 20g, dâm dương hoắc 20g, kê huyết đằng 20g, la bạc tử 10g… Sắc lấy nước hoặc tán thành viên uống hàng ngày đều được. 

  • Trị tăng huyết áp 

Thục địa 20g-30g dùng liên tục trong 14 – 21 ngày.

4.2 Hà thủ ô

Hà thủ ô có tên gọi khác là thủ ô hoặc giao đẳng, là loại cây thuộc bộ Cẩm Chướng, thuộc họ rau răm. Thân cây thủ ô mềm, rễ cây phình rất to và hình thành củ. Lá rộng chừng 3 -5cm, chiều dài từ 4 – 8cm; đầu lá nhọn và có hình trái tim

hà thủ ô

Hà thủ ô với hiệu quả bổ huyết, kháng khuẩn

Đặc tính: vị đắng chát tính ấm quy vào kinh can, thận

Công dụng: kháng khuẩn, bồi bổi thận, huyết, giữ tinh, hòa khí huyết và mạnh gân cốt

Một số bài thuốc liên quan 

  • Điều trị bệnh ho gà  

Dùng 6 – 12g dây sữa bò và 1.5 – 3g cam thảo đem sắc thuốc. Chia thuốc thành 4 phần và uống. 

  • Trị suy nhược cơ thể, ăn nhiều nhưng vẫn gầy hoặc tiểu đường thể vị tiêu 

Hà thủ ô: 500gr, Liên nhục: 1kg, Củ đinh lăng: 500 gram, Sâm voi: 500 gram, Hoài sơn: 1 kg

Tất cả các vị thuốc đem sao vàng và nghiền mịn. Sau đó trộn đều với mật ong, hoàn viên. Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần sử dụng 6 – 8 gram. 

  • Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, giúp ăn ngon và điều trị đau lưng mỏi gối 

Hà thủ ô, củ sen, đỗ trọng dây, phục linh, đậu đen 50g cùng với bố chính sâm, ráng ray 15g. Tất cả các vị thuốc đem nghiền bột mịn và hoàn viên. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 gram.

Kết luận

Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan tới các bài thuốc bổ để người bệnh có thể tham khảo. Đây đều là những bài thuốc sử dụng dược thảo quý vô cùng an toàn lành tính, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Nhưng hiệu quả sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào cơ địa từng người. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bài thuốc bổ phù hợp có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0818 288 717 để được chuyên gia PQA tư vấn hỗ trợ chi tiết.


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Ngày đăng:29/01/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail