CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Lợi Niệu và các vị thuốc đặc trị không được bỏ qua

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thuốc lợi niệu được sử dụng chính trong bài thuốc thúc đẩy tiểu tiện dễ dàng, khắc phục tình trạng số lượng nước tiểu tăng, làm nước tiểu trong. Những vị thuốc này có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác trong bài điều trị chuyên sâu hoặc sử dụng độc lập đều được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết điều này trong bài phân tích chia sẻ dưới đây.  

thuốc lợi niệu

Đâu là loại thuốc lợi niệu hiệu quả lành tính?

1. Tác động của thuốc lợi niệu 

Thuốc lợi niệu hoạt động trên thận để tăng lượng muối và nước đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi niệu giúp các thành động mạch giãn ra nhiều hơn và máu lưu thông thuận lợi hơn. 

Chính vì hai yếu tố này, áp lực động mạch sẽ giảm đi đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Đây là cơ chế hoạt động phổ biến của thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp theo Đông y. 

2. Các vị thuốc chữa lợi niệu

Các vị thuốc chữa lợi niệu có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác gia tăng khả năng lợi niệu. Các bạn có thể tham khảo các vị thuốc dưới đây

2.1. Mã đề

Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “mã tiền xá”, có tên khoa học là Plantago asiatica. Đây là loại cây thân thảo sinh sản bằng cách phân nhánh hoặc bằng hạt. Cây cao khoảng 10-15 cm, lá hình thìa, có gân lá hình vòm.

cây mã đề chữa bệnh lợi niệu

Mã Đề có rất nhiều công dụng chữa bệnh đặc biệt là bệnh lợi niệu

Công dụng: Cây mã đề có công dụng chữa ho, long đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vàng, tiểu ra máu, viêm gan, viêm túi mật, viêm loét dạ dày - tá tràng.

Cách dùng, liều lượng: sử dụng dạng sắc từ 15 - 20g trong vòng 24h 

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng cây mã đề thường xuyên hoặc dùng để giải khát, vì có tác dụng lợi tiểu rất tốt. 
  • Hạn chế sử dụng nước mã đề vào ban đêm để tránh đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ trong 3 tháng đầu không nên dùng nước ép mã đề, vì có thể dẫn đến sảy thai. 
  • KHÔNG sử dụng nước mã đề cho những đối tượng bị suy yếu chức năng thận hoặc suy thận mãn tính.

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Bài thuốc lợi tiểu 

Hạt mã đề 10gram, cam thảo 2gram cho các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào ấm, trụng qua nước ấm một lần rồi đổ lượt nước này đi. Tiếp đến cho vào ấm 600-700 ml nước sạch. Đun cho sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc như vậy đến khi còn một bát thuốc thì dừng lại.  

  • Chữa sỏi tiết niệu 

Mã đề khô gồm lá và rễ 20 gram, rễ cỏ tranh 20 gram và kim tiền thảo 30 gram. Nấu thành nước uống hàng ngày, mỗi lần nấu 1 lít nước đun sôi 5 phút thì tắt bếp để hãm. Sử dụng liên tục từ 1 đến 2 tuần, tình trạng đau do sỏi thận sẽ giảm bớt.

2.2. Ý dĩ (hạt bo bo)

Hạt Bo bo hay còn được gọi là ý dĩ, dĩ mễ, cườm thảo. Đây là một loại cây cỏ nhiệt đới, có thể cao đến 1-2m, lá to hình mũi mác, được trồng để lấy hạt. Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Á và bán đảo Malaysia và được trồng ở nhiều nơi như một loại cây hàng năm. Bobo có dạng hạt nhỏ, hơi tròn và thường có màu trắng hoặc vàng - ngoài ra còn có màu tím, đỏ, ..

hạt ý dĩ

Ý Dĩ vị dược thảo bổ huyết, lợi tiểu 

Công dụng: Hạt bobo có vị ngọt và hơi hàn. Nó có rất nhiều tác dụng như: bổ huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, ... Dân gian thường dùng để chữa các bệnh: phong thấp, viêm phổi, viêm ruột, thổ tả, sỏi thận, ...

Lưu ý: Trong khi hạt bo bo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì hạt bo bo có thể gây hại cho cơ thể nếu sử dụng không đúng liều lượng và không đúng đối tượng. Do đó, hãy chú ý những điểm sau khi sử dụng:

  • Không sử dụng quá 80g / ngày.
  • Không dùng trong thời kỳ mang thai, người hàn đến gân cốt, khó thở, ... hoặc dị ứng với các thành phần trong hạt.

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Chữa người hay giận dữ, nóng nảy, tiểu buốt, đau 

Sử dụng Ý dĩ mễ 20g, sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 chén thì cho thêm Cam thảo 16g hoặc Nho khô 40g, đun sôi lại, lọc bỏ bã, dùng nước uống 

  • Chữa lãnh khí 

Sử dụng hạt Bo bo giã cho thật sạch, nấu ăn như cơm. 

  • Chữa phế nuy phát quyết 

Sử dụng Ý dĩ, Mộc qua, Thạch học, Hoàng bá, Tỳ giải, Sinh địa, Mạch môn, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước sôi. Học nấu kỹ 3 lần đến khi cạn còn 2.5 chén nước, chia thành 3 lần dùng uống mỗi ngày.

2.3. Đặng tâm (Bấc đèn)

Cây bấc đèn là loại cỏ sống lâu năm với hình dáng thân tròn, cứng, dày mọc thành chùm. Loại cây này thường cao từ 35-100cm, đường kính khoảng 1-2mm, mặt ngoài thân màu xanh nhạt, có các đường dọc. Phần ruột (lõi) đặng tâm gồm các nhánh hình sao để lộ ra nhiều khoảng trống lớn.

đặng tâm - bấc đèn 

Đặng Tâm - Bấc đèn có công dụng chữa bệnh đái rắt an toàn

Công dụng: Vị ngọt, tính hàn, vào 3 kinh phế, phế. Nó có tác dụng hạ hỏa, thanh nhiệt, lợi tiểu. Trị tiểu khó, khó ngủ, bôi mụn trứng cá. Đồng thời có công dụng như lợi tiểu, hạ sốt, an thần, trị mất ngủ, chữa ho, viêm họng.

Cách sử dụng: sắc uống từ 1 - 3g một ngày

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Nhiệt lâm nói chung: 

 Đăng tâm thảo 9g, Xa tiền thảo, Phượng vĩ thảo, mỗi thứ 30g sắc với nước vo gạo uống  

  • Tiểu buốt dắt, nước tiểu đỏ:  

Đăng tâm thảo 9g, Mộc thông mỗi thứ 6g, Xa tiền tử, Biển súc, Hoàng bá mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 6g, sắc uống. 

  • Tiểu đau, tiểu khó:  

Cam thảo, Mộc thông, Chi tử, Đông quỳ tử mỗi thứ 9g, Hoạt thạch 12g, Đăng tâm 3g. Sắc uống 

2.4. Trạch tả (mã đề nước)

Mã đề nước còn được gọi là hẹ nước, cây thủy sinh ở các ao hồ nước nông hoặc xuất hiện ở các kênh rạch, bờ suối quanh năm. Đây là loại cây thân thảo có chiều cao từ 0,5 - 1m với thân củ trắng hình cầu hay còn giống hình con quay có đường kính lên tới 6cm mọc thành cụm. Lá có thân cuống dài, bẹ to mọc ở gốc giống hình trứng thuôn hoặc lưỡi mác, phía dưới cuống hơi hẹp lại

Bộ phận được sử dụng làm vị thuốc là thân rễ được phơi hoặc sấy khô trước khi sử dụng. 

vị thuốc trạch tả

Trạch tả có tác dụng lợi niệu tuyệt vời

Công dụng: Trong Đông y thì đây là vị thuốc được gọi là trạch tả có vị ngọt, tính hàn thường quy vào kinh thận, bàng quang,....Được sử dụng chính trong các bài thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi niệu. Chữa tiểu tiện ít, màu đỏ, đái ra máu, phù do viêm Thận, viêm bàng quang, phù dinh dưỡng. Trạch tả cũng được sử dụng trong bài thuốc chữa ỉa chảy mãn tính, chữa di tinh. 

Cách sử dụng: sắc uống từ 6 - 12g một ngày

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Chữa tiểu tiện khó, đái rắt kèm đái buốt: 

Trạch tả 12g, sa tiền tử 10g và thông thảo 6g đem tất cả các vị thuốc này sắc uống trong ngày, mỗi ngày một thang thuốc. 

  • Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực: 

Trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi vị thuốc 6g, đem tất cả các vị thuốc kể trên tán thành bột mịn, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước thuốc uống trong ngày. 

  • Chữa viêm cầu thận, đái ít kèm theo phù: 

Trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi vị thuốc 12g và quế chi 8g đem tất cả các vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.

2.5. Kim tiền thảo 

Kim tiền thảo còn có tên gọi khác là Bạch Nhĩ Thảo, đây là loại cây thân thảo lâu năm, sống bò sát dưới đất, dài khoảng 1m, mọc rễ ở gốc rồi mọc thẳng đứng. 

vị thuốc kim tiền thảo

Kim Tiền Thảo vị dược liệu quý 

  • Cành màu gỉ sắt, có sọc, hình trụ. Các lá rộng khoảng 2-4cm và dài 2,5-4,5cm, có 1-3 lá  chét mọc xen kẽ, lá thường có hình tròn hoặc hình chữ nhật. 
  • Mặt dưới của lá có lớp lông tơ màu trắng bạc, sờ vào thấy mềm, mặt trên có màu xanh với những đường gân rất rõ.Hoa thường mọc ở nách lá, thành từng chùm, màu hồng, mỗi chùm có 2-3 hoa. Tràng hoa màu tím, hình cánh bướm. 
  • Hoa thường xuất hiện vào khoảng tháng 6-9 và nở vào khoảng tháng 9-10.
  • Quả dài khoảng 14-16mm, hơi cong, bên trong có 4-5 hạt nhỏ.

Công dụng: Kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát, vào các kinh: can, thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu. Kim tiền thảo được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, nhiệt lâm, thạch lâm.

Cách sử dụng: 15 - 30g, sắc nước uống.

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Chữa sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu buốt, rắt, tiểu ra máu. 

Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 20g, xa tiền tử 20g, hoạt thạch 20g kèm theo sinh địa, tục đoạn, đan sâm, mỗi thứ 9g. Sắc lấy nước uống trong ngày 

  • Chữa sỏi tiết niệu kèm tiểu đục, tiểu buốt. 

Kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g, xa tiền thảo 20g, trạch tả 12g, uất kim 12g, ngưu tất 12g và kê nội kim 8g. Sắc lấy nước uống trong ngày 

2.6. Thông thảo

Đây là một loại cây nhỏ, thường cao 3m, có khi lên đến 6m. Phần thân cành cứng nhưng giòn và có một lõi màu trắng xốp ở giữa thân. Cành già thì lõi đặc và chắc hơn. 

  • Lá to, chia nhiều thùy, có khi xẻ sâu, mép lá có răng cưa to. 
  • Cuống lá dài 30 cm, đường kính 1cm, có lõi mềm. 
  • Lá dài từ 30cm-90cm. 
  • Hoa hình cầu màu trắng, mọc thành chùm từng chùm. 
  • Quả dẹt và gần hình cầu.

Người ta đốn thân cây vào mùa thu rồi cắt thành khúc dài 20-40cm sấy hoặc phơi khô để làm thuốc. Phần lõi sẽ được loại bỏ không sử dụng tới.

vị thuốc thông thảo

Thông thảo vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, lợi sữa

Công dụng: Theo Y học cổ truyền, cây có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, lợi sữa. Dùng chữa chứng phù, tiểu tiện khó khăn, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Cách sử dụng: Thông thảo, Cù mạch, Thiên hoa phấn, Liên kiều đều 10g, Cát cánh, Sài hồ, Mộc thông, Thanh bì, Bạch chỉ, Xích thược đều 8g, Cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Trị tiểu nhỏ giọt 

thông thảo 12g, cù mạch 12g, thiên hoa phấn 12g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, bạch chỉ 8g, sài hồ 8g, thanh bì 8g, xích thược 8g, cát cánh 8g. Sắc uống 

  • Trị bí tiểu 

thông thảo 12g, hạnh nhân 12g, màng mề gà 12g, hậu phác   8g, mộc thông 8g, trần bì 8g, hải kim sa 16g, hạt củ cải 12g. Sắc uống

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuốc lợi niệu và các vị thuốc chính thường được sử dụng. Đây là bài thuốc tương đối hiệu quả với độ an toàn cao. Tuy nhiên về liều lượng sử dụng hoặc cách thức sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Nếu có gì thắc mắc vui lòng gọi đến Thuốc Nam PQA qua số hotline 0818 288 717, chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn 24/7


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail