CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Hoạt Huyết đặc trị các bệnh gây ra do xung huyết

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Bài thuốc Hoạt huyết là bài thuốc đặc trị chữa các chứng huyết ứ, ví dụ như bệnh nhiễm sốt cao, bụng dưới đầy đau, tiểu tiện không lợi, đại tiện phân đen, khí hư, huyết trệ, kinh mạch không thông… Tùy vào từng tình trạng bệnh mà sử dụng các vị thuốc, phối hợp các bài thuốc khác nhau để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

1. Công dụng của bài thuốc hoạt huyết

Bài thuốc Hoạt Huyết là sự kết hợp của các vị thuốc thảo dược tự nhiên hỗ trợ phá ứ, thúc đẩy sản sinh hồng cầu. Làm giảm độ nhớt của máu, tăng cường lưu thông máu, cải thiện vi tuần hoàn, thông mạch. Ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống vữa xơ động mạch, tăng tính đàn hồi và làm giãn mạch. Nâng cao miễn dịch, chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu.

2. Các vị thuốc chuyên dụng

2.1. Ích Mẫu

Ích Mẫu là loại cây thuốc nam quý ở dạng cây thảo có lá mọc đối, toàn thân có phủ lông nhỏ. Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa.

cây ích mẫu

Đặc tính: vị đắng, cay, tính hơi lạnh, vào kinh Can, Tâm bào, 

Công dụng: Hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng. Quả Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, thanh can minh mục

Chủ trị:

- Kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ. 

- Viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu và sáng mắt.

Liều dùng: uống ích mẫu thảo 15 - 20g/24h, hạt dùng 6-12g/24h

Một số bài thuốc có thành phần : 

  • Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh:  

Dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh. Hoặc dùng cao Ích mẫu 6-8g mỗi ngày.  

  • Chữa Viêm thận cấp và phù thũng:  

Ích mẫu tươi 180-240g, nấu với 700ml nước và cô lại còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.  

  • Chữa sau khi đẻ phù thũng, hoặc có thai đi đứng nhiều, xuống máu chân: 

Dùng Ích mẫu 20g, Ngưu tất, Rau dừa nước mỗi vị 15g sắc uống. 

  • Suy nhược toàn thân và cằn cỗi ở phụ nữ:  

Ích mẫu 30-60g, nấu với trứng gà hay thịt gà mà ăn.  

  • Thuốc bổ huyết điều kinh:  

Ích mẫu 80g, Nghệ đen (Nga truật) 60g, Ngải cứu 40g, Hương phụ 40g, Hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên. 

  • Chữa can nhiệt, mắt đỏ sưng đau:  

Quả Ích mẫu, Cúc hoa, hạt Muỗng, hạt Mào gà trắng, Sinh địa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.

2.2. Ngưu Tất (cỏ xước)

Ngưu tất - cỏ xước là vị thuốc đông y được sử dụng chủ đạo trong các bài thuốc về bệnh lý xương khớp với khả năng thúc đẩy hoạt huyết, tuần hoàn máu hiệu quả. Đây là loại cỏ quen thuộc của người dân Việt với thân mỏng, thường có lá mọc đối nhau, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, méo nguyên lượn sóng. Rễ cỏ xước có màu vàng, phình to ở giữa, xung quanh đâm nhiều rễ con - đây cũng là bộ phận dược liệu sử dụng chủ đạo.

cây cỏ xước

Hình ảnh cây cỏ xước được sử dụng trong bài thuốc hoạt huyết

Đặc tính: vị chua, đắng, tính bình, không độc quy vào 2 kinh Can và Thận

Công dụng: 

  • Dùng sống: chữa bế kinh, đau bụng khi  hành kinh, chữa sau đẻ ứ huyết gây đau bụng, chữa chấn thương ứ máu bầm tím, đầu gối nhức mỏi, đau xương khớp
  • Dùng chín: bổ can thận, mạnh gân cốt, trị lưng gối teo đau, tê yếu, giảm ù tai, đau lưng, mỏi gối, chân tay nhức mỏi trong xương

Chủ trị: các bệnh đau xương khớp, đau bụng,...

Liều dùng: dùng 3-9 gram dạng thuốc sắc

Một số bài thuốc có thành phần Ngưu Tất: 

  • Chữa bí tiểu ở người già 

Chuẩn bị ngưu tất, xa tiền tử, hoài sơn, thục địa mỗi dược liệu 12g; phụ tử chế, trạch tả, sơn thù, phục linh, đan bì mỗi dược liệu 8g và 4g nhục quế. Đem tất cả dược liệu sắc uống trong ngày, ngày dùng duy nhất 1 thang. 

  • Chữa bế kinh

Đối với trường hợp bị ứ trệ: Lấy 12g ngưu tất; Đào nhân, tạo giác thích, uất kim, hương phụ mỗi dược liệu 8g; 16g ích mẫu. Đem sắc uống trong ngày. 

Đối với trường hợp huyết bị giảm sút: Lấy 12g ngưu tất; Ý dĩ, ích mẫu, hoài sơn mỗi dược liệu 16g; Kỷ tử, bạch truật, hà thủ ô, kế huyết đằng, thục địa mỗi dược liệu 12g và 20g đảng sâm đem sắc uống. 

  • Chữa thấp khớp, phong thấp 

Lấy 12g ngưu tất, 16g thổ phục linh, 16g hy thiêm và 19g lá lốt. Đem bào chế thành dạng viên, ngày uống 10 – 15g, ngày 3 lần. 

  • Chữa chảy máu cam 

Lấy ngưu tất, huyết sư, tiên hạc thảo liều lượng bằng nhau. Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống khoảng 10g, ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt. 

  • Chữa dính ruột sau mổ 

Lấy ngưu tất và mộc qua  mỗi dược liệu 50g đem ngâm với 0,5 lít rượu trắng trong 1 tuần. Sau đó mỗi ngày uống 15ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2.3. Đào Nhân

Đào nhân hay còn được gọi là nhân của hạt đào, khi chín được lấy đem đi phơi khô rồi sử dụng như vị thuốc đặc biệt hiệu quả khi điều trị các bệnh về máu. Nhân hạt thường có hình bầu dục dẹp, phẳng, vỏ ngoài mỏng có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng với các nếp nhăn dọc. 

đào nhân

Đào nhân chủ trị bệnh ứ huyết, phá huyết

Đặc tính: vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đại tràng, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường.

Công dụng: chữa bế kinh, phong tỳ, ứ huyết sưng đau, tiêu thũng ở bụng dưới, thông kinh nguyệt, sát trùng, chữa ho, hen suyễn, khó thở.

Chủ trị: bệnh về ho, hen suyễn, bế kinh, ứ máu

Liều dùng:  4,5–9g dưới dạng thuốc sắc uống.

Một số bài thuốc có thành phần Đào Nhân: 

  • Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng 

Đào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng. Mỗi vị lấy 6–8g, đem sắc nước uống. 

  • Chữa máu vón thành cục không tan trong bụng

Đào nhân (bỏ vỏ), hồng hoa, tô mộc, mỗi vị 3g; thanh bì 2,5g, ô dược 1g, độc hoạt 2g, bạch tật lê (bỏ gai) 3,5g. Tất cả đem đi sắc lấy nước uống trong ngày. 

  • Chữa bế kinh, ứ huyết đau kinh 

Đào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, xuyên khung 3g, hồng hoa 5g. Tất cả đem đi sắc nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. 

  • Nhuận tràng thông tiện, trị táo bón 

Đào nhân 12g, hạnh nhân 12g, hỏa ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Các vị thuốc này đem đi nghiền thành bột mịn, làm thành mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần hoặc đem sắc nước uống. 

  • Thoát mủ, tiêu nhọt, trị nhọt độc ở ruột, viêm tắc ruột do cục máu đông 

Đào nhân 12g, đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Tất cả đem đi sắc uống.

2.4. Đan Sâm

Đặc tính: vị đắng, tính hơi lạnh quy vào kinh tâm, can

Công dụng: cải thiện lưu thông máu, phá huyết ứ, sinh huyết mới, dưỡng huyết an thai, điều kinh mạch, thông kinh lạc và giảm đau

Chủ trị: kinh nguyệt không đều, bế tắc kinh nguyệt, đau bụng kinh, huyết tích, đau thắt ngực, mất ngủ, nặng tức ngực, đau nhức xương khớp, chân tay mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, mắt đỏ

Liều dùng: 8-20g/ngày

Một số bài thuốc có thành phần Đan Sâm: 

  • Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu hoặc mất máu sau sinh 

8g đan sâm, 12g địa hoàng, 12g huyền sâm, 10g thiên môn, 10g mạch môn, 8g phục linh, 8g viễn chí, 8g đương quy, 8g bá tử nhân, 8g toan táo nhân, 6g ngũ vị tử, 6g cát cánh, 0,6 chu sa.  

  • Chữa chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, tim hồi hộp 

12g đan sâm, 12g sa sâm, 12 mạch môn, 12g thiên môn, 12g thục địa, 12g long nhãn, 12g đảng sâm, 8g toan táo nhân, 8g bá tử nhân, 8g viễn chí, 6g ngũ vị tử 

  • Chữa suy tim 

16g đam sâm, 20g đảng sâm, 16g bạch truật, 16g ý dĩ, 16g xuyên khung, 16g ngưu tất, 16g trạch tả, 16g mã đề, 16g mộc tông 

  • Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, nhức đầu 

16g đan sâm, 16g bạch thược, 16g đại táo, 16g thảo quyết minh (sao), 16g mạch môn, 16g ngưu tất, 16g huyền sâm, 8g dành dành, 8g nhân hạt táo (sao) 

  • Chữa đau dây thần kinh liên sườn 

8g đan sâm, 8g bạch truật, 8g bạch thược, 8g bạch linh, 8g uất kim, 8g sài hồ, 8g thanh bì, 6g bạc hà, 6g hương phụ, 6g cam thảo, 4g gừng. 

  • Chữa viêm gan mạn tính hoặc đau vùng gan 

Sử dụng bài thuốc gồm các vị: 20g đan sâm, 20 cỏ nhọ nồi. 

2.5. Xuyên khung

Xuyên Khung là cây thân thảo sống nhiều năm với rễ cây phình lên thành củ và có mùi thơm. Phần thân cây rất mềm và có khía dọc, còn bên trong cây là rỗng. 

Xuyên khung

Đặc tính: vị cay, tính ấm quy vào kinh can, đởm, tâm bào

Công dụng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau

Chủ trị:

  • Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh
  • Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau nhức người
  • Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức ngực sườn
  • Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh
  • Tiêu viêm chữa mụn nhọt
  • Bổ huyết

Liều dùng: 6-12g/ngày

Một số bài thuốc có thành phần Xuyên khung: 

  • Chữa suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim, phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh 

Xuyên khung 8g, thục địa 15g, đương quy 12g, bạch thược 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc. 

  • Chữa thấp tim (thể viêm khớp kèm theo hiện tượng suy tim) 

Xuyên khung 12g; thổ phục linh và kim ngân 12g; đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 16g; phục linh, đương quy, bạch thược, thục địa, ngưu tất mỗi vị 12g; huyền hồ sách 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang thuốc. 

  • Chữa thiếu máu 

Xuyên khung 8g, thục địa 16g; cao ban long, kỷ tử, bạch thược và đương quy mỗi vị 12g; a giao 8g. Sắc uống ngày một thang thuốc. 

  • Chữa hậu sản, loại bỏ sản dịch sau sinh 

12g xuyên khung, 14g nhân hạt đào, 32g vân quy, 2g cầm kê nhiệt thảo, 2g hoắc hương. Sắc với 1 lít nước để uống nguyên ngày. 

  • Chữa kinh nguyệt trước kỳ, kinh nguyệt nhiều 

Xuyên khung 8g, sinh địa 16g, bạch thược, hoàng cầm mỗi vị 12g, đương quy 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về vị thuốc, bài thuốc hoạt huyết để người bệnh có thể tham khảo. Các bài thuốc này hiệu quả nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Để được tư vấn thêm về hiệu quả điều trị hoạt huyết có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0818 288 717 để được chuyên gia PQA tư vấn hỗ trợ. 


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail