CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Hành Khí chủ trị giải uất, thúc đẩy khí huyết lưu thông

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thuốc hành khí là loại thuốc được sử dụng với công dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông để điều hòa khí huyết trong cơ thể. Đây chính là dòng thuốc được sử dụng để điều trị các trường hợp người bệnh bị khí trệ tại Tỳ vị, Can, Phế hoặc các Khiếu. Để có thể điều trị hiệu quả cần phải sử dụng các vị thuốc đặc biệt được chia sẻ dưới đây. 

1. Thuốc Hành Khí chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

Thuốc Hành Khí chính là những thuốc chữa chứng bệnh do hoạt động của khí trong cơ thể bị ngừng trệ. Theo Đông y khí là một chất vô hình, có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động trong cơ thể ở mọi nơi, nhất là hoạt động của tạng phủ. 

Thuốc Hành Khí được sử dụng trong trường hợp:

  • Chữa bệnh khí trệ ở tỳ vị: đầy bụng, chướng hơi, nôn, nấc, ợ hơi,...
  • Chữa bệnh khí trị ở phế: ho, hen, khó thở,...
  • Chữa bệnh khí trệ ở can đởm: ngực sườn đầy tức, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt,...

2. Các vị thuốc chính 

2.1 Hương phụ (cỏ gấu)

Đây là loại cỏ sống lâu năm thường có độ cao từ 20 - 60 cm với thân rễ phát triển thành củ chôn sâu dưới đất. Bộ phận sử dụng chính là thân rễ phơi hay sấy khô

vị thuốc hương phụ

Hình ảnh cây Hương phụ (cỏ gấu)

Đặc tính: có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình thường quy vào 2 kinh Can và Tam Tiêu

Công dụng: ý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. 

Chủ trị: 

  • Chữa các cơn đau do co thắt dạ dày, cơ thắt đại tràng. 
  • Kích thích tiêu hóa chữa đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn. 
  • Chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, ứ sữa

Liều dùng: Uống từ 6-12g hương phụ dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc mỗi ngày.

Một số bài thuốc sử dụng Hương Phụ: 

  • Chữa chứng đau sườn ngực, đau bao tử  

Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hương phu, 10g ô dược và 4g cam thảo 

Dùng nguyên liệu trong 1 thang thuốc và dùng hết trong ngày  

  • Chữa hàn khí thống  

Cho 10g hương phụ và 10g lương khương vào ấm 

Sắc uống hết trong ngày  

  • Chữa đau ngực sườn  

Chuẩn bị: 10g hương phụ và 8g diên hồ sách 

Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lên và uống hết trong ngày  

  • Chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt  

Chuẩn bị nguyên liệu: 15g hương phụ, 15g trần bì, 15g ngải điệp, 2 đóa nguyệt quế 

Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày 

  • Chữa  rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon  

Chuẩn bị: 6g hương phụ, 3g sa nhân, 5g mộc hương, 6g chỉ thực, 10g hậu phác, 10g bạch truật, 5g hoắc hương, 10g phục linh, 10g bán hạ, 10g trần bì, 10g sinh khương, 3g cam thảo và 5 quả táo. 

Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên rồi uống hết trong ngày.  

  • Chữa trướng bụng 

Chuẩn bị: 8g hương phụ và 4g hải tảo 

Dùng nguyên liệu nấu với 1 ít rượu rồi lấy nước uống.  

  • Chữa sa trực tràng  

Trộn đều hương phụ và kinh giới tuệ rồi tán bột. 

Mỗi lần dùng lấy 8g hỗn hợp nấu nước rồi uống.  

  • Điều hòa kinh nguyệt  

Chuẩn bị: 9g hương phụ, 20g ích mẫu và 20g đường đỏ 

Hương phụ và ích mẫu nấu nước, lọc bỏ bã rồi thêm đường vào uống 

  • Chữa kinh không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính  

Chuẩn bị: 20g hương phụ, 15g ích mẫu, 10g ngải diệp, 15g nhân trần

Nấu cùng 500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.

2.2 Sa nhân

Sa nhân còn được gọi là Súc sa mật, Xuân sa,...thuộc họ gừng với thân thảo dễ bị nhầm lẫn với cây riềng. Cây thường phát triển cao tới 2-3m có lá mọc so le, mặt láng bóng màu xanh thẫm. 

vị thuốc sa nhân

Hình ảnh cây Sa Nhân và bộ phận quả sử dụng làm thuốc

  • Hoa có màu trắng đốm tía, thường mọc thành chùm. 
  • Quả có hình tròn hoặc hình trứng thon dài với cuống ngắn có gai. 
  • Phần rễ không phát triển thành củ như các loại cây thuộc họ gừng khác mà rễ nổi lên trên mặt đất hoặc bò làn dưới lớp đất. 

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc là quả bởi toàn bộ dược tính đều được tích tại đây. Trong đông y thì thường sử dụng sa nhân tím hoặc sa nhân xanh bỏ vỏ phơi khô để làm thuốc. 

Đặc tính: Sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ấm được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận

Công dụng: Sa nhân có tác dụng hành khí, hóa thấp, ôn trung chỉ tả, an thai, kích thích hệ tiêu hóa trừ phong thấp, kháng khuẩn, giảm đau. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để trị các chứng đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không tiểu, trị tiêu chảy và một số bệnh lý khác.

Chủ trị: 

  • Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
  • Có tác dụng an thai

Liều dùng: Sắc uống 2-6g/24g

Một số bài thuốc sử dụng Sa Nhân:  

  • Sa nhân chữa đầy bụng, trướng bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa: 

Dùng Sa nhân, Bạch truật mỗi vị 4gram cùng với Mộc hương và Chỉ thực mỗi vị 6 gram, đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Dùng nước sắc bạc hà nấu cùng với gạo, hòa vào hỗn hợp bột mịn trên để hoàn thành viên với mỗi viên nặng 0, 25 gram. Uống mỗi ngày 2 – 3 viên cùng với nước ấm. 

  • Sa nhân chữa đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, đại tiện khó: 

Dùng 6gram Sa nhân, Thần khúc, Hạt sen, Sơn tra mỗi vị 12 gram, 300 Gạo tẻ, 150 gram Cháy cơm và 3 gram Kê nội kim. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 12 gram để uống cùng với nước ấm, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. 

  • Sa nhân chữa thai nghén, thai phụ hay nôn: 

Dùng Sa nhân, Hương phụ mỗi vị 4g, 6g Ích mẫu, 8g Rễ gai và 10g Mầm cây mía. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 400ml nước còn 100 ml để dùng, chia thành hai lần uống mỗi ngày.  Dùng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng. Lộ trình sử dụng thuốc là 5 ngày. 

  • Sa nhân chữa tiêu chảy: 

Dùng Sa nhân, Can khương, Vỏ rụt, Vỏ quýt, Nhục quế mỗi vị 8gram; Tục đoạn, Củ mài (sao), Bố chính sâm và Phá cố chỉ mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 20 gram, uống cùng với nước ấm. 

  • Sa nhân chữa tả lỵ mãn tính (do tỳ vị hư hàn), viêm đại tràng mãn tính: 

Dùng Sa nhân, Quế phụ tử, Kha tử bì, Nhục đậu khấu mỗi vị 6 gram; Hoàng liên, Ngô thù du, Can khương, Mộc hương mỗi vị 4g. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để lấy nước dùng. 

  • Sa nhân chữa đầy bụng, đau bụng do khí trệ: 

Dùng Sa nhân, Trần bì, củ Gừng tươi mỗi vị 6 g; Đảng sâm, Bán hạ và Phục linh mỗi vị 10g; 4g Mộc hương và 3g Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng, nên dùng khi thuốc còn ấm.

2.3 Quả chanh, quả chấp (chỉ thực, chỉ xác)

Chỉ thực là quả non tự rụng còn Chỉ xác là quả gần chín đây là 2 vị thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt hiệu quả theo dân gian. 

chỉ thực, chỉ xác

Chỉ thực, chỉ xác đặc bệnh lý đường tiêu hóa

Đặc tính: vị đắng, chua, tính hơi hàn vào 2 kinh tỳ và vị

Công dụng: Tác dụng phá khí, tiêu tích, hóa đờm, trừ bĩ, lợi cách, khoan hung. Giúp cải thiện tiêu hóa, trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, yên dạ dày… Chữa ho, hen, đờm, suyễn.

Chủ trị: 

  • Kích thích tiêu hóa, đầy bụng, chậm tiêu, 
  • Chữa ho, long đờm
  • Chữa các cơn đau co thắt, co thắt đường tiêu hóa, co thắt các cơn, đau dây thần kinh

Liều dùng: sử dụng dạng sắc uống 6-12g/24h 

Một số bài thuốc sử dụng Chỉ Thực, Chỉ Xác:  

  • Chữa trường vị, tích nhiệt, bụng căng đầy, táo bón 

Chỉ thực 12g hoặc Chỉ xác 24g; Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Trạch tả, Đại hoàng mỗi thứ 12g. Hoàng liên 4g; Sinh khương, Hoàng cầm mỗi loại 8g. 

  • Chữa trĩ kinh niên ở trẻ nhỏ 

Chỉ thực 100g hoặc Chỉ xác 200g, Mật ong 50ml, hòa tán mịn rây hoàn viên bằng hạt ngô. Sử dụng 2-3 lần, mỗi lần 30 viên lúc đói 

  • Chữa tức ngực, tiêu hóa kém, bụng đầy 

Chỉ thực 12g hoặc Chỉ xác 24g; Bạch truật 12g sắc cùng 600ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 200ml chia thành 2,3 lần uống trong ngày 

  • Chữa đầy tức dưới tim, tinh thần mệt mỏi, ăn uống không ngon, đại tiện không thoải mái, tiêu hóa kém 

Chỉ thực 20g hoặc Chỉ xác 40g; Hoàng liên 20g; Hậu phác 16g; Can khương 4g; Cam thảo, Mạch nha, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g; Bán hạ khúc, Nhân sâm mỗi thứ 12g. 

2.4 Vỏ quýt (Trần bì)

Trần bì - vỏ quýt là lớp vỏ bên ngoài của quả quýt có chứa hàm lượng tinh dầu lớn chiếm khoảng 3,8%. Hoạt chất tinh dầu này không chỉ tạo ra hương thơm đặc trưng mà còn có thể làm thành thuốc ngăn ngừa, chữa bệnh vô cùng tốt. 

vỏ quýt trần bì

Trần bì vị thuốc đặc trị chứng ho, có đờm kéo dài

Đặc tính: vị cay đắng, tính ôn vào kinh tỳ, phế, vị, can.

Công dụng: chữa các cơn đau co thắt đại tràng do lạ

Chủ trị: 

  • Kích thích tiêu hóa, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu
  • Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
  • Chữa ho, long đờm

Liều dùng: dùng 4-8g/24h

Một số bài thuốc sử dụng Trần bì 

  • Chữa ho đờm nhiều (đờm đặc) và tức ngực 

Lấy 6g trần bì, 6g bán hạ chế, 3g cam thảo và 12g phục linh, sắc lấy nước uống trong ngày 

  • Chữa tinh hoàn sưng đau 

Lấy một lượng bằng nhau các vị trần bì, đại hồi hương, hạt vải (riêng hạt vải thì thái mỏng, phơi khô rồi sao vàng), sau đó đem tán tất cả thành bột mịn và uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 2 – 4 g và lưu ý dùng rượu để chiêu thuốc  

  • Chữa sốt và sưng vú ở phụ nữ cho con bú 

Lấy 20 lá quýt và nửa hạt qua lâu nhân rồi sắc chung với cam thảo (1, 5 g) cùng các vị xuyên khung, liên kiều, hoàng cầm, thạch cao, chi tử, trần bì, sài hồ, thanh bì (mỗi vị 3g). Lưu ý, nên chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày 

  • Chữa nôn và hay ợ hơi do lạnh dạ dày 

Lấy 9g trần bì và 6g gừng tươi, sắc lấy nước uống trong ngày  

  • Chữa sốt rét 

Lấy vỏ quýt đốt cháy thành than rồi tán nhỏ, sau đó uống với rượu hâm nóng. Liều lượng: mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống khoảng 4g và nên uống từ 5 – 7 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả 

2.5 Hậu phác nam (Vỏ vối rừng)

Hậu phác nam là vị thuốc chuyên được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là các bệnh về nôn mửa, khó tiêu, tả lỵ. Cả rễ, lá và hạt của cây hậu phác đều có thể được sử dụng làm thuốc điều trị. 

vị thuốc hậu phác

Hậu phác nam đặc trị tả lị

Đặc tính: Hậu phác nam có vị đắng cay, hơi mát, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, ấm trung tiêu.

Công dụng: trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Ngoài ra còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày.

Chủ trị: 

  • Chữa ho hen, tức ngực, khó thở
  • Kích thích tiêu hóa, nôn mửa, táo bón do trương lực cơ giãn
  • Chữa các cơn đau do co thắt co thắt đại trường, dạ dày, ruột

Liều dùng: Mỗi ngày sắc uống từ 4 – 20 g

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn có thể nắm bắt được các vị thuốc hành khí được sử dụng để tạo nên các bài thuốc thúc đẩy khí huyết lưu thông. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang gặp vấn đề về sức khỏe có thể liên hệ trực tiếp với Thuốc Nam PQA theo hotline 0818 288 717 để được hỗ trợ.


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Ngày đăng:29/01/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail