CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Chữa Ho đặc trị long đờm cắt nhanh các cơn ho kéo dài

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Ho là bệnh liên quan tới ngoại cảm và nội thương do đó, muốn dứt điểm tình trạng ho kéo dài thì không chỉ điều trị triệu là đủ. Cần phải tập trung bồi bổ tạng phủ bằng các bài thuốc chữa ho chuyên biệt. Các bài thuốc đó như thế nào, ứng dụng cụ thể ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài phân tích dưới đây. 

Công dụng của thuốc chữa ho

Trong Đông y, ho được coi là chứng khải thấu, trong đó Khải là hiện tượng ho không có đờm nhưng có tiếng còn Thấu là ho không có tiếng nhưng có đờm. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng ho là cho chức năng của tạng phế suy yếu mà thành.

Do đó, để loại trừ được tình trạng ho kéo dài này cần phải sử dụng vị thuốc, bài thuốc có thể giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, ngăn chặn cơn ho tái phát khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi thất thường. Nghĩa là cần phải đào thải đờm nhày viêm nhiễm sâu trong phế quản đồng thời phục hồi tạng phế hư tổn thì dứt được cơn ho và ngừa ho tái phát. 

Các vị thuốc thường dùng

1. Nhót tây (Tỳ bà diệp)

Nhót tây hay còn được gọi là tỳ bà diệp, phù phà là loại cây cao từ 6–8m có lá  mọc so le hình mác nhọn. Hoa mọc thành chùm rất nhiều với đường kính từ 15-20mm. 

tỳ bà diệp

Tỳ bà diệp có tác dụng chữa ho kéo dài rất hiệu quả

Đặc tính:  có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh phế và vị

Công dụng: thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm

Chủ trị: chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát 

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Chữa ho, viêm phế quản mãn tính:  

Tỳ bà diệp 20g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa 10g, cam thảo 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền). 

  •  Điều trị ho hen do phế nhiệt 

Dùng 12g tỳ bà diệp chích mật sắc chung với 12g bạch tiền, 8g cát cánh và 14g tang bạch bì. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu giảm. 

  • Chữa đổ máu cam:  

Tỳ bà diệp (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè. 

  • Điều trị buồn nôn do vị nhiệt

 Sử dụng 12g tỳ bà diệp sắc chung với 6g cam thảo chích, 12g trúc nhự và 12g lô căn.

2. Lá húng chanh

Húng chanh thuộc họ Húng, họ Bạc hà còn được gọi Tần dày lá, Dương tử Ô. Đây là loại cây có độ cao từ 20 đến 50 cm phần thân sát gốc, thân gỗ còn phần lá thì mọc đối xứng. Lá dày cứng có độ giòn mất nước và có viền răng cưa. Thân và lá cây húng chanh có lông nhỏ một quanh kèm theo đó là mùi thơm dịu nhẹ của chanh.

lá húng chanh

Đặc tính: vị cay mùi thơm tính ấm quy vào kinh phế

Công dụng: Phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm, ra mồ hôi

Chủ trị: Giải cảm, trị cảm cúm, viêm họng, ho do viêm họng, sốt không ra mồ hôi

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Chữa viêm họng khản tiếng 

Dùng 20g lá húng tần thái nhỏ trộn với 20g đường phèn rồi hấp cách thủy. Sau đó, chắt lấy nước uống dẫn. Phần bã lá dùng để ngậm. Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần, trong khoảng  3 – 5 ngày 

  • Chữa ho cảm lạnh đau đầu miệng đắng 

Thái nhỏ khoảng 20g húng chanh rồi cho vào bát ngâm với rượu. Đun sôi nước rồi cho bát húng chanh ngâm rượu vào đun cho sôi lại. Dùng nước này xông hơi từ 5 – 10 phút. Sau khi xông cần lau sạch mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi không có gió. Không áp dụng phương pháp này cho trẻ  

  • Chữa ho có đờm 

10 – 15 lá húng chanh sạch rồi đem xay nhuyễn cùng 3 – 4 quả quất xanh. Cho thêm đường phèn vào hỗn hợp rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó gạn lấy nước uống, phần cái đem ngậm bỏ bã. 

  • Chữa hen suyễn 

Húng chanh và tía tô mỗi vị 10g. Sắc các vị thuốc với 500ml nước đến khi còn khoảng một nửa. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày. Người bệnh cần chú ý kiêng ăn hải sản thực phẩm chiên rán và nước lạnh

3. Hạt qua lâu

Hạt qua lâu là phần nhân có trong hạt của cây qua luôn có khả năng nhuận tràng, nhuận phế đặc biệt hiệu quả. Mệt quá lâu có hình dạng bầu dục dẹp phẳng, dài 12-15mm, rộng 6-10mm, dày thường 3,5mm. Phần mặt ngoài có màu nâu từ nhà tới nâu sẫm trơn nhẵn. 

hạt qua lâu

Đặc tính: Vị ngọt, tính lạnh quy vào các kinh phế, vị, đại tràng

Công dụng: Nhuận phế, hóa đàm, nhuận tràng

Chủ trị: Ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt 

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Chữa táo bón 

Hạt qua lâu 15 gam, cam thảo 3 gam, sắc lấy nước canh. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể cho thêm một chút mật ong. 

  • Điều trị bệnh thấp khớp mãn tính 

Hạt qua lâu, Thổ phục linh, Thạch cao, Sinh địa, Rau má, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng, Đơn sâm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hy thiêm, Độc hoạt mỗi vị 12g; Bạch chỉ 8g và Cam thảo 4g. Chắt lấy nước canh, uống hàng ngày trong vòng 1 tháng. 

  • Điều trị viêm tuyến vú cấp, vú sưng, nóng, đỏ, đau, nóng. 

Hạt qua lâu, thêm 15 gam bồ công anh và kim ngân hoa vào nồi sắc, thêm nước cho đặc và để riêng. 

  • Đau họng, câm 

Hạt qua lâu, Cam thảo, Bạch cương tằm, mỗi vị 10g; gừng tươi 4g. Trộn tất cả các thứ sắc với 5 phần nước và 2 phần nước. Chia làm 2 lần uống nhỏ sau mỗi bữa ăn. 

  • Trị viêm phế quản, đau thắt ngực do đờm vàng hoặc áp xe phổi 

Hạt qua lâu và Bồ công anh mỗi vị 12g; Kim ngân hoa, Bán hạ và Cát cánh mỗi vị 10g; Toàn qua lâu và Ý dĩ nhân mỗi vị 15g; Hoàng liên 4g. Chắt lấy nước để nấu, có thể chia thành nhiều phần nhỏ, dễ sử dụng.

4. Bán hạ

Bán hạ còn được gọi là củ chóc hay lá ha chìa là một loại cỏ không có thân củ hình cầu với đường kính khoảng 2cm. Phần lá cây có hình mát hoặc hình tim. Hoa bán hạ mọc thành từng cụm, phần hoa đực có chiều dài 5-9mm còn phần hoa cái nằm ở dưới.

vị thuốc bán hạ

Vị Bán hạ sử dụng trong điều trị ho, đờm

Đặc tính: Vị cay hơi đắng khí ôn có độc, tính chìm mà giáng xuống, thuộc loại âm dược Quy kinh Túc Thái âm Tỳ, Túc Dương minh Vị, Túc Thiếu dương Đởm, Thủ Thiếu âm Phế

Công dụng:  giáng nghịch cầm nôn, tiêu bỉ tán kết

Chủ trị: điều trị chứng thấp đàm, đàm hàn ẩm ẩu thổ, hàn đàm thượng xung gây động phong, ung thư thũng độc, vị nhiệt ẩu thổ...

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Bài thuốc điều trị hen suyễn do phong đàm gây chóng mặt, buồn nôn:  

40g bán hạ, 12g hùng hoàng. Đem giã nhuyễn hỗn hợp, trộn với nước gừng và vắt thành viên nhỏ. Liều lượng sử dụng mỗi lần là 30 viên, uống cùng với nước gừng để đạt hiệu quả cao 

  • Bài thuốc chữa đờm nhiều, ngực đầy:  

40g mỗi loại bán hạ và nhuyễn thần sa. Hỗn hợp đem tán nhuyễn, trộn với nước gừng và đem vắt thành viên nhỏ. Liều lượng sử dụng mỗi lần là 1 muỗng canh thuốc uống với nước gừng 

  • Bài thuốc trị chứng ăn vào lại nôn ra:  

3kg bán hạ, 120g nhân sâm, 1 lít mật ong và 8 bát nước. Hỗn hợp đem sắc cạn đến còn khoảng 3 bát rưỡi dung dịch, uống khi nóng mỗi lần một bát; 

  • Bài thuốc trị nôn khi có thai:  

80g bán hạ, 40g can khương, 40g nhân sâm. Hỗn hợp đem tán thành bột mịn, trộn với nước gừng, bột miến và vắt thành viên kích thước bằng hạt ngô đồng. Liều lượng sử dụng mỗi lần là 10 viên;

5. Hạ củ cải (La bạc tử)

La bàn tử hay còn gọi tên gọi khác là lai phục tử, tử hoa tòng, địa khô lâu. Đây là loại cây mọc một năm hoặc hai năm với phần lá hình mũi mác chụm ở đất. Phần hoa thường mọc thành chùm có màu hơi tím hồng hoặc trắng. Phần dễ phình to thành cổ có màu trắng hình trụ tròn dài hoặc hình cầu.

la bạc tử

Đặc tính: tay ngọt tính bình, quy vào kinh tỳ, vị, phế

Công dụng: Tiêu thực trừ đầy trướng, đưa khí đi xuống, hóa đàm.

Chủ trị: Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ), lở ngứa, ban sởi. Trị ngực đầy, bụng chướng, khí trệ gây đau, ho suyễn có đờm.

Một số bài thuốc tham khảo: 

  • Chữa lỵ 

La bạc tử 15g, Bạch thược dược 9g, Đại hoàng 3g, Mộc hương 1,5 g. Sắc uống. 

  • Trị ho đờm 

Hạnh nhân (bỏ vỏ, phần nhọn), La bạc tử mỗi loại 15 g. Tán nhỏ, uống với cháo. 

  • Người già ho lâu không khỏi 

La bạc tử (sao) 10g, Tử tô (sao) 10g, Bạch giới tử (sao) 3g. Tất cả cho vào túi vải, thêm 500ml nước. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. 

  • Thức ăn tích trệ, không tiêu 

Sơn tra 60g, Bạch linh 30g, Thần khúc 20g, Liên kiều 40g, Bán hạ 30g, Trần bì 10g, La bạc tử 10 g. Tất cả tán bột mịn, làm thành viên. Mỗi lần uống 1 – 2 viên, ngày uống 2 lần. 

  • Trị chấn thương, ứ huyết đau nhức 

La bạc tử 60 g, nghiền nát, thêm rượu nóng đắp lên. 

6. Bách bộ (Dây ba mươi)

Bách bộ (Dây ba mươi) có tên gọi khác là Dây đẹt ác, dây ba mươi, mần sòi (Tày), bằn sam sip (Thái). Đây là loại cây thân cỏ, moc leo, dài khoảng 6 – 8 m, lá đơn, mọc đối, phiến lá hình tim, gân lá hình cung. Hoa mọc riêng lẻ hoặc cụm 2 hoa ở nách lá, kích thước lớn, màu vàng đỏ

Đặc tính: vị ngọt đắng, tính hơi ấm

Công dụng: chữa ho lâu ngày, lao và bệnh cổ độc.

Chủ trị: trị ho, trị giun sán và diệt sâu bọ.

Một số bài thuốc tham khảo:  

  • Trị ho lâu năm 

Rễ củ bách bộ rửa sạch, bỏ vỏ và lõi, giã rồi vắt lấy nước cốt, cho mật vào cô thành cao, mỗi lần uống 1 muỗng, ngày uống 3 lần.

Rễ củ Bách bộ tươi, gừng sống đem giã, mỗi thứ nửa chén, đem nấu sôi lên rồi uống. 

  • Trị ho lâu năm, phiền nhiệt dần dần thành ho lao 

Thiên môn, mạch môn, bách bộ, mỗi thứ 100g, đem bỏ vỏ và lõi; bạch mai 3 quả; tang bạch bì. Dùng 1 chén nước cốt gừng hòa với mật ong, luyện thành viên để ngậm. 

Kết luận

Các vị thuốc chữa ho trên đều vô cùng lành tính, an toàn nhưng mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa/ thể trạng của mỗi người bệnh. Do đó nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, ho, kéo dài thì có thể liên hệ với Thuốc Nam PQA theo hotline 0818 288 717 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ chi tiết phương pháp điều trị phù hợp. 


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail