Thuốc An Thần có tác dụng chữa các trường hợp mất ngủ, hồi hộp, vật vã và các trường hợp nhức đầu, chóng mặt, cho giật, động kinh. Đây chính là những bài thuốc chuyên biệt chủ trị bệnh về an thần, ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu giấc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài chia sẻ dưới đây.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền thì mọi trạng thái tinh thần của con người đều có sự liên quan mật thiết tới sự hoạt động và trạng thái hư thực của các tạng phủ cụ thể là tạng Can và Tâm. Nếu tinh thần luôn trong tình trạng kích động, không yên thì sẽ biểu hiện bằng tình trạng khó ngủ, hồi hộp, dễ quên, khó thể tập trung vào mọi việc. Để điều trị được vấn đề này cần sơ can lý khí, thanh can hỏa hoặc là dưỡng tâm an thần.
Thuốc An Thần là những vị thuốc có tác dụng chính là an thần, định chí, dùng để điều trị các chứng tâm thần bất an. Kết hợp cùng với đó là tinh thần lạc quan, tránh những suy nghĩ tiêu cực. Chỉ như vậy tình trạng bệnh mới được cải thiện nhanh chóng, đem lại hiệu quả điều trị cao, phục hồi sức khỏe tổng thể tốt.
Táo nhân chính là hạt của táo ta có hình dẹt bên trong hạt của quả cáo. Táo là loại cây quen thuộc của người Việt với độ cao trung bình từ 2-4m có gai cành buông thống. Lá hình bầu dục ngắn, mặt trên có màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có lông trắng.
Quả hạch vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín ngả vàng. Quả hạch có 1 hạt cứng xù xì trong chứa hạt dẹt được gọi là táo nhân.
Táo Nhân có công dụng an thần
Đặc tính: có tính bình, hương vị chua ngọt dễ dùng
Công dụng: dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hay quên, mồ hôi trộm. Người ta còn dùng lá táo chữa viêm phế quản, khó thở, đắp ngoài chữa lở loét, ung nhọt.
Chủ trị:
Một số bài thuốc tiêu biểu
Táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống.
Táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống.
Bá Tử Nhân là phần hạt của cây trắc bách diệp được sử dụng chính trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, xuất huyết, lòi dom, ho, đau nhức răng. Hạt trắc bá có hình trứng màu nâu sẫm, có một sẹo rộng với màu nhạt hơn nằm phía dưới
Hạt trắc bá được sử dụng chính trong các bài thuốc chữa chứng an thần
Đặc tính: Vị ngọt, tính bình quy vào tâm can tỳ
Công dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện, trị mất ngủ, táo bón
Chủ trị: bệnh hồi hộp lo âu, đánh trống ngực, mất ngủ (tâm quý thất miên), đại tiện táo bón
Một số bài thuốc tiêu biểu
16g bá tử nhân, 16g toan táo nhân, 8g ngũ vị tử, 8g viễn chí. Các vị thuốc này đem sắc với 1 thăng nước lấy 1/3 thăng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày chỉ 1 thăng.
12g bá tử nhân, 12g hỏa ma nhân cùng 12g tùng tử nhân.Ba vị thuốc trên đem đi nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn đều với mật để luyện thành hoàn hay sắc lấy nước uống. Dùng mỗi ngày đúng 1 thang thuốc. Bài thuốc này phù hợp với những người âm hư, phụ nữ sau sinh hay người già bị táo bón.
Lá vông còn có tên gọi khác là vông nem, hải đồng bì đây là loại thuốc được sử dụng chính trong điều trị sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp đồng thời được dùng trong bài thuốc chữa chứng mất ngủ kéo dài.
Lá vông được sử dụng khá nhiều trong bài thuốc an thần, bổ tâm
Đặc tính: có vị hơi đắng và tính bình; quy kinh Can, Thận
Công dụng: khứ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Đồng thời có chất ức chế hệ thần kinh trung ương làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp
Chủ trị: chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa, lá vông trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc.
Một số bài thuốc tiêu biểu
Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.
Khoảng 8-16g lá vông phơi khô, ấm đất và 200ml nước. Rửa sạch lá vông rồi cho vào ấm đất. Đổ 200ml nước vào đun sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn khoảng 50mll thì tắt bếp. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt kết quả tốt nhất.
Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn.
Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.
Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống.
Lạc tiên còn có tên gọi khác là chùm bao, nhãn lồng thuộc dạng thân leo có nhiều tua cuốn. Toàn thân cây có lớp lông mềm với những phiến lá dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm. Trừ phần rễ thì tất cả các bộ phận còn lại của cây đều có thể làm dược liệu, trong đó thì phần lá được sử dụng chính trong các bài thuốc chữa mất ngủ.
Lạc tiên là loại dược liệu tự nhiên quý trong bài thuốc an thần
Đặc tính: Lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát quy vào kinh Tâm, Can
Công dụng: tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt, chỉ thống.
Chủ trị: Mất ngủ, thanh nhiệt, giải độc
Một số bài thuốc tiêu biểu
16g lạc tiên sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Hoặc có thể kết hợp lạc tiên với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.
12g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20g lạc tiên, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng
100g lạc tiên tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.
60g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.
500g quả lạc tiên chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250g đường với 200ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả lạc tiên vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả lạc tiên có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều
Long nhãn hay còn được gọi là nhãn nhục, long nhục là loại thực phẩm được chế biến từ phần cùi thịt quả nhãn được sấy khô. Long nhục chuẩn thường sẽ có màu nâu sẫm hoặc vàng màu cánh gián, điều này phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh nhiệt khi sấy. Long nhãn được sử dụng chính trong các bài thuốc chữa bổ huyết, an thần,...
Đặc tính: tính bình cùng vị ngọt dịu
Công dụng: bổ huyết, trị chứng ho khàn, ho có đờm, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, an thần, chống suy nhược cơ thể, giảm chứng lo âu kéo dài
Một số bài thuốc tiêu biểu
17 gr hạt long nhãn khô, 100gr gạo tẻ, 15 gr táo tàu. Sau khi sơ chế, cho tất cả vào nồi, đổ nước rồi nấu thành cháo dùng cho bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, người bệnh nên dùng cháo khi còn nóng sẽ có hiệu quả tốt hơn. Kiên trì áp dụng bài thuốc, sau 2-4 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện về sức khỏe.
400gr đường phèn và 300gr long nhãn. Đổ đường phèn vào cùng sau đó đem chưng chúng, đem thành phẩm ra để nguội rồi đem cất trong bình thuỷ tinh đậy kín. Mỗi ngày, hãy dùng khoảng 30 gram chia thành 2 lần sáng và tối sau khi ăn để có hiệu quả như mong muốn.
Long nhãn khô cùng các thảo dược khác gồm 20 gram mỗi loại bạch truật, hoàng kỳ, đẳng sâm, phục thần, toan táo nhân cùng 12 gram đương quy, 6 gram chích thảo, 7 gram viễn chí, 7 gram mộc hương.
Sau khi được sơ chế, làm sạch, ngoài mộc hương ra thì đem tất cả các vị thuốc còn lại cho vào ấm đun trong 30 phút. Tiếp đó, cho phần mộc hương vào và đun tới khi chỉ còn lại 2 bát nước thì tắt bếp, để nguội rồi uống trong ngày. Để tăng thêm hương vị và dễ uống hơn, bạn hãy thả thêm một vài lát gừng hoặc táo tàu vào chung. Nên dùng khi nóng để bài thuốc có công dụng tốt nhất, có thể hâm lại nếu nước bị nguội.
Trên đây là các vị thuốc, bài thuốc an thần hiệu quả mà người bệnh có thể chọn lựa sử dụng. Đối với trường hợp đang gặp vấn đề về sức khỏe thần kinh, mất ngủ, khó ngủ, người mệt mỏi,...đều có thể liên hệ trực tiếp tới PQA qua số hotline 0818 288 717 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.