CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thuốc Cầm Máu tác động dứt điểm chứng chảy máu kéo dài

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thuốc Cầm Máu được sử dụng chính trong trường hợp chảy máu kéo dài khó kiểm soát. Đây không chỉ là những thuốc cắt nhanh tình trạng chảy máu xung huyết, chảy máu cam. Mà các vị thuốc này còn có tác động chuyên sâu giải quyết vào gốc căn nguyên gây tình trạng chảy máu kéo dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài chia sẻ dưới đây.

Tầm quan trọng của thuốc Cầm Máu

Thuốc cầm máu là những vị thuốc chữa chứng chảy máu. Loại thuốc này được chia thành 3 nhóm chính là thuốc cầm máu do xung huyết, thuốc cầm máu do viêm nhiễm và thuốc cầm máu do tỳ hư. Các vị thuốc này đánh vào gốc bệnh, giải quyết gốc bệnh nên không chỉ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt hơn mà còn khiến bệnh không tái phát.

Mỗi một nhóm sẽ có 1 - 2 vị thuốc chủ đạo điều trị bệnh hiệu quả và có sự khác nhau riêng biệt về tính năng. 

Các vị thuốc cầm máu

1. Tam Thất (Kim bất hoán)

Tam Thất là loại cỏ ngọt thuộc họ ngũ gia bì với đặc tính ưa bóng râm, ẩm mát, thường được mọc ở những vùng núi cao 1500m. Cây tam thất có bộ phận rễ được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất 

hoa tam thất

Tam Thất chữa nôn ra máu, chảy máu cam

Đặc tính:  vị ngọt, hơi đắng, có tính ấm quy vào kinh Can, Vy

Công dụng: cầm máu, giảm đau, giảm sưng tấy, triệu chứng hoa mắt chóng mặt sau khi sinh,...

Chủ trị: Chảy máu do chấn thương, chảy máu do đường tiêu hóa như: chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột, trĩ, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam…

Liều dùng: uống 4-5g/24h

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu:  

Tam thất 6g; Huyết dư (tóc người) 6g. Nghiền vụn , uống. Tóc người nung khô cho giòn rồi nghiền. 

  • Chữa xuất huyết nội tạng: 

Tam thất 30g; Bạch chỉ 30g; Tán bột. Mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước ấm. 

  • Chữa các vết tím bầm do giảm tiểu cầu trong máu: 

Tam thất 9h, Thiếu thảo 9g, Rễ cỏ tranh 30g, Hạt sen 30g, Sinh địa 9g, Câu kỳ tử 15g, Ngó sen 30g, Thạch cao 3g. 

  • Chữa tim đau thắt, viêm động mạch vành:  

Tam thất 12g; Nhân sâm 12g. Tán bột, mỗi lần 2g, ngày uống 3 lần.

2. Ngó sen

Ngó sen là phần thân rễ của cây sen nằm ngập sâu trong bùn thường có hình trụ với đường kính chỉ khoảng 3cm. Ngó sen có lớp vỏ ngoài dai màu, nâu nhạt, phần trong xốp màu trắng hồng mặt cắt có nhiều khoang rỗng xếp theo hình nan hoa. 

ngó sen

Ngó sen có công dụng chữa chảy máu cam hiệu quả

Đặc tính: vị ngọt, hơi chát, tính mát, bình, không có độc

Công dụng:  thu liễm, cầm máu, tráng dương, an thần

Chủ trị: cầm máu, bổ huyết, điều kinh.

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa chảy máu 

Ngó sen đã sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc ngày 1 thang và uống 

  • Chữa đái ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấp 

Sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; cam thảo sao 6g, đương quy 6g, tiểu kế, mộc thông, ngó sen, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi mỗi vị 12g;. Sắc ngày 1 thang, uống 

  • Chữa sốt xuất huyết 

Lá sen, ngó sen, cỏ mực, rau má mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Sắc ngày 1 thang, uống; nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 – 50g. 

  • Chữa rong huyết 

Quy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, ngó sen, a giao, sơn chi, địa du mỗi loại 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc ngày 1 thang

  • Chữa hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệt 

Dùng bài Tam tiên ẩm: tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc ngày 1 thang, uống

3. Lá Trắc Bá (Trắc bà diệp)

Lá trắc bá diệp hay còn được gọi là trắc bà diệp có dáng lá nhỏ như lá thông, mọc đối thành khóm màu xanh đậm, hình vảy đẹp, lợp lên nhau

cây trắc bách diệp

Lá trắc bá diệp làm thuốc cầm máu hiệu quả

Đặc tính:  vị đắng, tính hơi lạnh

Công dụng: cầm máu, làm mát máu

Chủ trị:

  • Cầm máu chữa chảy máu (ví dụ chảy máu do trĩ, lỵ, đại tiện ra máu, chảy máu cam, ho ra máu…)
  • Chữa sốt gây chảy máu
  • Chữa ra khí hư do nhiễm trùng
  • Lợi tiểu tiện
  • Chữa viêm họng, ho, mất tiếng
  • Chữa mụn nhọt

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Dùng để cầm máu 

Dùng 30 – 50g Trắc bá diệp. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Chờ cho nước sôi, vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun ấm thuốc đến khi cạn còn một nửa. Chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. 

  • Chữa rong kinh, rong huyết 

Cành lá Trắc bá diệp 10g, Bạc hà 8g, Vỏ cam 6g, Hương phụ 6g.

Cành lá Trắc bá diệp sao đen. Sắc nước uống 2 lần/ngày. 

  • Chữa băng huyết 

Trắc bá diệp 15g, Ngải cứu 10g, Buồng cau khô 8g. Đem sao cháy tất cả. Đun sôi với 3 chén nước, sắc còn 1 chén để uống. Uống lúc nóng, ngày 2 lần. 

  • Chữa viêm bàng quang cấp 

Trắc bá diệp, Nghiệt bì, Hạn liên thảo, Củ kim cang, Mộc thông (mỗi vị 16g). Đỗ phụ, Liên kiều, Hòe hoa (mỗi vị 12g). Sắc uống. 

  • Chữa điều trị ho ra máu 

Trắc bá diệp, Ngải diệp (mỗi vị 15g), Can khương (6g). Trắc bá diệp sao đen, Can khương sao vàng. Tất cả đem sắc. Uống 5 – 7 ngày. 

  • Chữa điều trị ho kéo dài 

Trắc bá diệp 10g, Tang kí sinh 10g, rễ Chanh 10g, rễ Dâu 10g. Tất cả đem sao vàng, rồi sắc lấy nước uống. 

  • Chữa trĩ đi ngoài ra máu 

Trắc bá diệp, Hòe mễ, quả Trấp già (Chỉ xác), hoa Kinh giới số lượng bằng nhau. Tất cả dùng dạng khô. Tán nhỏ tất cả. Mỗi ngày uống 20g hãm với nước sôi uống thay trà. Dùng trước khi ăn 30 phút. 

  • Chữa chảy máu chân răng 

Trắc bá diệp 12g, Thượng thảo 12g, A giao 12g, Sinh địa 16g, Thiên môn 16g, Thạch cao 20g. Sắc uống.

4. Hoa Hòe

Hoa Hòe là nụ hoa có hình trứng với cuống nhỏ, ngắn. Hoa có một đầu hơi nhọn, dài 3-6mm, rộng 1-2mm, màu vàng xám. Đài hoa có màu xanh hình chuông với chiều dài bằng nửa so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa. 

hoa hoè

Đặc tính: tính bình, vị đắng và không có độc, quy vào các kinh Dương minh (Đại trường), Phế, Can (Quyết Âm)

Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả.

Chủ trị: chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Một số bài thuốc chuyên biệt

  • Chữa các loại xuất huyết, đi lỵ ra máu, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu: 

dùng hoa Hoè (sao qua) 10-15g, hoặc dùng quả Hoè 8-12g sắc uống hoặc dùng hoa hoè sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml. 

  • Chữa người có huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau sợ chói, khó ngủ: 

Hoè hoa sao, hạt Muỗng sao, hai loại bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 10-20g; hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè. 

  • Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, hay trẻ em thường đổ máu mũi, chảy máu chân răng; trằn trọc khó ngủ: 

Cũng dùng Hoè hoa sao và hạt Muồng sao, tán bột, ngày dùng 10-20g; hoặc sắc 10g quả Hoè uống. 

5. Hoa sò huyết

Cây sò huyết là loại cây họ thài lài, lá cây thân thảo sống nhiều năm. Hoa sò huyết có màu trắng vàng, gồm 3 cánh và lá đài

cây sò huyết

Cây sò huyết với hoa có công dụng chữa cầm máu hiệu quả

Đặc tính: vị ngọt nhạt, tính hàn

Công dụng: thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm

Chủ trị: chống ho, lương huyết giải độc, chữa viêm phế quản mãn và cấp, ho gà, lao bạch huyết, chảy máu cam, đái ra máu.

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa bệnh đái ra máu 

Hoa sò huyết 15g, rau má 30g, rau diếp cá 15g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g, nấu cùng 500ml nước. Sắc đến khi còn 200ml nước đặc thì chia ra uống 3 lần/ngày trước bữa ăn. Uống liên tục 5 – 7 ngày. 

  • Hỗ trợ điều trị viêm khí quản:  

Hoa sò huyết 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật ong 10g. Đem hấp cách thủy trong 15-20 phút. Để nguội, uống làm 2-3 lần trong ngày. 

  • Chữa ho do phế nhiệt, đờm vàng, đặc khó khạc ra:  

Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống làm một lần trong ngày, dùng liền 3 ngày. 

  • Chữa cảm sốt, ho, đau đầu:  

Hoa sò huyết 15g, rễ cây chòi mòi 10g, vỏ cây kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ, sắc sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Uống 3-5 ngày. 

  • Chữa tiểu tiện không thông:  

Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.

6. Cây cỏ mực 

Cây cỏ mực còn được gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, mặc liên thảo được sử dụng chính với tác dụng cầm máu hiệu quả. Cỏ mực là lọa cây sống một năm hoặc nhiều năm với dáng cây thẳng đứng chiều cao trung bình từ 0,2 - 0,4m có cây còn cao tới 0,8m. 

Đặc tính: có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận

Công dụng: giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy, mẩn ngứa

Chủ trị: Cầm máu, chữa rong kinh, chữa chảy máu dạ dày, chữa ho ra máu, điều trị sốt xuất huyết,...

Một số bài thuốc chuyên biệt 

  • Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh 

Đối với trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một cành cỏ mực bao gồm cành và lá tươi đem đi rửa sạch và giã lấy nước uống. 

  • Tiểu ra máu 

Dùng 8g bột cỏ mực hòa tan với nước cơm và uống vài lần, triệu chứng tiêu ra máu sẽ thuyên giảm.

Hoặc dùng mã đề và cây cỏ mực với trọng lượng bằng nhau, rửa sạch. Sau đó, người bệnh giã nát và vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 3 chén hỗn hợp thuốc vào lúc đói, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu ra máu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng 100g cây nhọ nồi nấu cháo với 3 lát gừng và ăn mỗi ngày, bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm sau đó.

  • Chảy máu dạ dày – hành tá tràng

Cây cỏ mực: 50 gram,Đại táo: 4 quả, Bạch cập: 25 gram, Cam thảo: 15 gram

Mỗi ngày sắc một thang thuốc với 4 bát nước cho đến khi cạn còn 2. Chia đều ra uống 2 lần trong ngày. 

  • Trĩ ra máu 

Một nắm cây cỏ mực còn nguyên rễ đem rửa sạch, giã nát và cho vào chén rượu trắng nóng. Sau khi thuốc thành hỗn hợp dịch đặc, bệnh nhân sử dụng phần nước uống và phần bã đắp ngoài. 

  • Rong kinh 

Sử dụng cỏ mực tươi, giã nát và vắt lấy nước uống để điều trị chứng rong kinh. Trong trường hợp, máu ra nhiều, ngoài cỏ mực, nên thêm vào một vài vị thuốc khác như cây huyết dụ hoặc cây trắc bá diệp để làm tăng công dụng đông máu.

Kết luận

Trên đây là các thông tin thuốc cầm máu để người bệnh có thể tham khảo. Mỗi bài thuốc, mỗi vị thuốc sẽ được sử dụng tương ứng với từng trường hợp bệnh. Để có thể điều trị hiệu quả cần phải thăm khám hoặc các bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe cần tư vấn có thể liên hệ trực tiếp tới Dược Phẩm PQA qua số hotline 0818 288 717 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.


Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail