CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bị táo bón đi ngoài ra máu tươi nguy hiểm đến mức nào? 

Hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu không phải là điều hiếm gặp ở những người bị táo bón kéo dài. Điều này diễn ra khi trong phân xuất hiện máu, có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm, hoặc thậm chí là màu đen. Tuy bệnh táo bón có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhưng cũng cần lưu ý rằng nếu thường xuyên táo bón ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh trĩ, viêm dạ dày, thậm chí là ung thư. Việc đưa ra đánh giá chính xác và kịp thời từ chuyên gia y tế là quan trọng để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Táo bón đi ngoài ra máu là hiện tượng gì?

Táo bón ra máu là hiện tượng bị chảy máu mỗi lần đi vệ sinh, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh, chảy thành tia hoặc thành giọt. Đi ngoài ra máu tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí là thâm đen, lượng máu, thời gian máu đọng sẽ tùy vào mức độ của bệnh.

Đi ngoài ra máu có thể do táo bón sẽ tự khỏi đây là trường hợp bình thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kèm theo các triệu chứng: khó tiêu, tiêu chảy, khó thở, giảm cân, tim đập nhanh,...thì có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Trường hợp này bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa, để được các bác sĩ thăm khám và điệu trị.

Táo bón đi ngoài ra máu
Hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân dẫn tới táo bón đi ngoài ra máu

Táo bón đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng bình thường, nguyên nhân là do nóng trong hoặc dị vật gây nên. Bên cạnh đó, táo bón đi ngoài ra máu tươi còn là dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Vậy táo bón ra máu có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và biến chứng của táo bón ra máu. 

Bị táo bón đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ 

Theo thống kê của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam là 35 - 50% dân số, chủ yếu ở nữ. Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ là do suy giãn, phì đại tĩnh mạch hậu môn. Khi bị đi ngoài ra máu, hoặc lẫn máu vào giấy vệ sinh, có thể bạn đã bị bệnh trĩ. 

Táo bón lâu ngày có thể gây bệnh trĩ
Táo bón lâu ngày có thể gây bệnh trĩ

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh đi ngoài kèm máu tươi. Ban đầu, lượng máu ít lẫn phân hoặc giấy vệ sinh. Khi bị táo bón lâu ngày chảy máu lâu ngày, tình trạng trĩ trở nên nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia. Nặng hơn có thể chảy máu ngay cả khi ngồi xổm. 

Biến chứng của bệnh trĩ tuy hiếm nhưng rất nguy hiểm như: Thiếu máu do chảy máu lâu ngày, nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu khi máu bị đông thành cục, viêm da quanh hậu môn,...

2. Polyp trực tràng 

Polyp trực tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện của polyp là chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít xơ, hút thuốc lá và một trong số đó là táo bón. 

Táo bón đi ngoài ra máu gây polyp trong ruột
Táo bón đi ngoài ra máu gây polyp trong ruột

Polyp trực tràng là một bệnh xuất hiện các khối u lành tính ở trực tràng. Khi bị polyp trực tràng, người bệnh có thể đi ngoài ra máu đồng thời kèm theo những cơn đau thắt ở bụng. Polyp có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc aspirin và các thuốc chống viêm steroid cùng chế độ giảm canxi.

Bệnh polyp trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị ngay lập tức có thể dẫn tới ung thư đại trực tràng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân. Polyp trực tràng cần được cắt bỏ bằng cách nội soi đại trực tràng. 

3. Viêm, nứt kẽ hậu môn

Khi bị táo bón lâu ngày có thể gây nên viêm nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xảy ra những vết rách ở ống hậu môn gây đau đớn, chảy máu. Nứt hậu môn có hai dạng cấp tính và mãn tính. 

Tình trạng phân cứng và khô, đi đại tiện khó khăn phải cố rặn có thể gây nên sưng phù ống hậu môn, phè nề, đỏ mọng, thậm chí lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn. 

Nứt kẽ hậu môn thông thường sẽ tự lành lặn trong khoảng 4- 6 tuần, nếu kéo dài hơn thì có lẽ bạn đã bị nứt kẽ hậu môn mãn tính. 

Táo bón đi ngoài ra máu gây nứt kẽ hậu môn
Táo bón ra máu gây nứt kẽ hậu môn

4. Gây thiếu máu 

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu thường xuyên sẽ gây nên tình trạng mất máu dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, mạch đập nhanh, khó thở, rối loạn ý thức,... Những trường hợp nhẹ cũng có thể gây nên các chứng hoa mắt, chóng mắt, da xanh xao, ăn ngủ kém và giảm trí nhớ. 

5. Viêm nhiễm hậu môn 

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu khiến hậu môn bị ẩm ướt, là nơi vi khuẩn có hại có thể xâm lấn, gây viêm nhiễm hậu môn, hậu quả nguy hiểm có thể gây ra nhiễm trùng máu. 

6. Sa trực tràng do táo bón đi ngoài ra máu tươi 

Sa trực tràng là bệnh có thể xảy ra khi tình trạng táo bón ra máu kéo dài, nếu có hiện tượng đi ngoài ra máu đau bụng dưới. Khi bị sa trực tràng, lớp niêm mạc của ống hậu môn bị sưng phồng, lộn ngược quá mức khi bạn đi đại tiện. 

Táo bón đi ngoài ra máu lâu ngày có thể gây ra trực tràng
Táo bón ra máu có thể gây sa trực tràng

Bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để điều trị đúng cách. Bệnh sa trực tràng có thể khắc phục bằng phẫu thuật. 

Các biểu hiện bạn có thể đã mặc sa trực tràng: Đi phân không kiểm soát, có dịch nhầy, cảm giác buốt khi đi vệ sinh, chảy máu trực tràng, tiêu chảy,... 

7. Viêm túi thừa 

Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa của bạn bị nhiễm khuẩn. Túi thừa là nơi chứa chất thải, phân kẹt nếu lâu ngày đóng cứng lại khiến túi thừa bị nghẹt, áp lực dồn lên vách túi khiến vi khuẩn xuất hiện. 

Túi thừa thường xuất hiện ở những người ít ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm cung cấp chất xơ. Túi thừa chảy máu xảy ra tình trạng đi ngoài lẫn máu. Khi bị viêm túi thừa, cần phải cắt bỏ ngay lập tức bằng phẫu thuật.

Táo bón ra máu gây viêm túi thừa
Táo bón ra máu gây viêm túi thừa

8. Viêm dạ dày ruột 

Viêm dạ dày ruột là tình trạng ruột bị nhiễm khuẩn có thể khiến phân khi đi ngoài có lẫn máu hoặc chất nhầy. Khi có các dấu hiệu như đau co thắt bụng, giảm cân, buồn nôn, sốt ớn lạnh hoặc đau đầu, hãy tới gặp bác sĩ ngay bởi có thể bạn đã mắc viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày ruột có thể điều trị bằng cách uống kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc bù chất lỏng,...

9. Viêm đại trực tràng 

Đại tràng nằm ở cuối ống tiêu hóa, phần cuối của đại tràng, gần hậu môn gọi là trực tràng. Tình trạng viêm đại tràng trực tràng xảy ra với các nguyên nhân như nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, mắc hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng của điều trị xạ, hóa trị, uống nhiều rượu bia,...

10. Ung thư hậu môn, trực tràng 

Biến chứng nguy hiểm nhất của táo bón ra máu có thể dẫn đến là ung thư hậu môn, trực tràng. Máu chảy nhiều có thể gây kích ứng, viêm ngứa, viêm nhiễm hậu môn, vi khuẩn xâm nhập kích thích sản sinh ra tế bào ung thư. Bệnh có thể gây nên ung thư trực tràng hậu môn ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Táo bón lâu ngày ra máu có thể gây ung thư đại tràng
Táo bón lâu ngày ra máu có thể gây ung thư đại tràng

Khắc phục tình trạng táo bón đi ngoài ra máu

Khi có các dấu hiệu táo bón ra máu, bạn không nên chủ quan để bệnh tự khỏi mà nên đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh gặp các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để xét nghiệm, kiểm tra tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân gây táo bón và điều trị dứt điểm. 

Cải thiện táo bón đi ngoài ra máu tươi bằng chế độ ăn giàu chất xơ
Cải thiện táo bón đi ngoài ra máu tươi bằng chế độ ăn giàu chất xơ

Bạn có thể cải thiện tình trạng táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý: 

  • Bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ, rau xanh, hoa quả, bánh mỳ đen, khoai lang, rau diếp cá, hạt nguyên xơ để kích thích quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, nhiều chất béo và các loại thịt đỏ 
  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, từ 1,5-2 lít nước 
  • Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh viêm nhiễm 

> Xem thêm: 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay để phòng ngừa táo bón

Làm gì khi bị táo bón đi ngoài ra máu tươi?

Nếu bạn đã sử dụng các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc mà tình trạng đại tiện ra máu vẫn kéo dài. Thì bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Điều trị đi ngoài ra máu còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiệu của bệnh lý. Thông thường nếu bạn điều trị theo phương pháp tây y, trong trường hợp bình thường thì chỉ uống thuốc, nhưng với trường hợp nặng sẽ phải can thiệp phương pháp phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp hỗ trợ điều trị theo Đông y đem lại hiệu quả hơn, với phương pháp này có thể đi sâu vào gốc nguyên nhân gây bệnh và không cần can thiệp đến phẫu thuật. Sản phẩm PQA Nhuận Tràng hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình.

PQA Nhuận tràng chữa chứng đi ngoài ra máu tươi
PQA nhuận tràng xua tan táo bón đi ngoài ra máu

1. Địa chỉ sản xuất và phân phối sản phẩm PQA nhuận tràng 

  • Công ty cổ phần Dược Phẩm PQA, Thửa 99, khu Đồng Quàn, đường 10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định là địa chỉ hỗ trợ điều trị chữa bệnh đi ngoài ra máu uy tín.
  • Khi bệnh nhân đến công ty sẽ được các bác sĩ đông y giỏi, nhiều năm kinh nghiệm bắt mạch, thăm khám và điều trị.
  • Công ty có hỗ trợ điều trị từ xa, sẽ có dược sỹ của công ty tư vấn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cơ địa, đối tượng bệnh.
  • Công nghệ, nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO
  • Giấy phép kinh doanh, ATTP phù hợp với quy định của bộ y tế.
Quang cảnh Công Ty cổ phần Dược Phẩm PQA
Quang cảnh Công Ty cổ phần Dược Phẩm PQA

Trên thực tế, thì Dược Phẩm PQA đã tiếp nhận và hỗ trợ điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân và nhận được nhiều phản hồi tốt, được bệnh nhân tin tưởng hài lòng.

2. Chi phí chữa đại tiện ra máu

Vậy chi phí chữa bệnh hết bao nhiêu tiền? Đó là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy vậy, chi phí chữa bệnh còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, để bác sĩ, dược sĩ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.

Khi nào bạn cần điều trị bệnh đi ngoài ra máu

Người bệnh đại tiện ra máu kéo dài kèm theo các biểu hiệu sau:

  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Phân lúc lỏng, lúc táo
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi

Có thể thấy táo bón chảy máu kéo dài có thể gây nên những biến chứng khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh khi có dấu hiệu táo bón ra máu cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn kịp thời, có liệu trình điều trị phù hợp và kết hợp ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý, cải thiện táo bón hiệu quả. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh táo bón bạn đừng ngại, hãy gọi tổng đài tư vấn 0818 288 717 hoặc kết nối Zalo để được các Dược sỹ PQA hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Dù là triệu chứng của bệnh gì thì việc táo bón đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu bệnh rất nguy hiểm, làm người bệnh mất máu nhanh chóng, suy nhược cơ thể, ốm yếu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để tìm và điều trị dứt điểm căn bệnh gây đi cầu ra máu.

“Xin đừng coi thường chứng đi ngoài ra máu!”

hotline tư vấn


Xem thêm bài viết:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh táo bón

Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, thường lo âu, buồn bực. Táo bón kéo dài dễ biến chứng thành bệnh trĩ, bệnh sa trực tràng,...Đâu là phương pháp hỗ trợ trị táo bón cấp...
Xem chi tiết
7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Ngày đăng:30/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Quá trình mang thai và sinh nở có thể tạo ra những thách thức lớn cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau khi sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện và mang lại sự khó chịu, gây street...
Xem chi tiết
Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng thuốc trị táo bón được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể đi ngoài ngay lập tức. Nếu bạn đang tìm kiếm loại thuốc táo bón tốt nhất hiện nay,lại an toàn sức khỏe, Dược...
Xem chi tiết
Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón không phải là 1 căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, tình trạng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho...
Xem chi tiết
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì? Sữa mẹ rất dễ cho trẻ tiêu hóa, trên thực tế nó được coi là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên dành cho trẻ. Vì vậy trẻ sơ sinh rất...
Xem chi tiết
[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác động xấu tới cơ thể. Hãy loại bỏ ngay 5 thói quen đi vệ sinh xấu gây bất lợi cho sức khỏe dưới đây....
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail