Đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác động xấu tới cơ thể. Hãy loại bỏ ngay 5 thói quen đi vệ sinh xấu gây bất lợi cho sức khỏe dưới đây. Cùng đọc và tìm hiểu bài viết chia sẻ của Dược phẩm PQA ngay sau đây:
Chúng ta thường có thói quen đi vệ sinh “đề phòng” trước khi ra khỏi nhà để hạn chế việc đi vệ sinh khi đang ở bên ngoài. Đây là một thói quen không hề tốt chút nào và đôi khi là không cần thiết. Nếu thường xuyên sử dụng phương pháp “đề phòng” này bạn sẽ cảm thấy muốn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
Khi bàng quang chỉ được lấp đầy một phần, những cơn co thắt cơ thường giãn ra một cách tự nhiên sau một phần của phút, các cơ ức chế ngừng co bóp và áp lực giảm trở lại mức ban đầu. Khi bàng quang tiếp tục đầy, phản xạ co bóp trở nên thường xuyên hơn và gây ra các cơn co thắt lớn hơn của cơ phản ứng. Từ đó bạn sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh và cần phải thực hiện ngay điều đó.
Chính vì vậy, khi bạn xây dựng thói quen đi vệ sinh khi chưa thực sự có nhu cầu sẽ gây áp lực. Từ đó tạo phản xạ có điều kiện khi bàng quang chỉ mới nhẹ co bóp. Dần dần hoạt động co bóp của bàng quang sẽ bị ảnh hưởng, mất kiểm soát. Cần phải loại bỏ ngay thói quen này.
Đôi khi, bạn thường cố rặn để đi tiểu nhanh hơn hoặc để làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Tuy nhiên, đó không phải là điều tốt cho sức khỏe vì theo thời gian, nó sẽ khiến cơ sàn chậu của bạn yếu đi. Khi cơ sàn chậu yếu thì quá trình đại, tiểu tiện về sau sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đó là chưa kể tới việc dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày.
Vị trí ngồi, cách ngồi khi đi vệ sinh cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Ngồi bệt - ngồi vuông góc khi đi đại tiện là cực kỳ nguy hiểm. Bởi trong tư thế ngồi này, phần ruột và cơ vòng chậu bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong tư thế ngồi bệt, cửa ruột không thể ở hoàn toàn, ruột kết bị thắt ở ống hậu môn trạo thành đường cong. từ đó việc đào thải chất thải ra khỏi cơ thể bị khó khăn.
Ngồi xổm tuy không mang lại nhiều sự thoải mái cho mọi người, bởi dễ bị tê chân nhưng đây lại là cách ngồi đúng khi đi vệ sinh. Khi ngồi xổm sẽ tạo ra góc 45 độ giữa phần thân trên và chân. Đồng thời, tư thế này giúp ruột kết giữ được thẳng và giúp phân đào thải ra ngoài được dễ dàng. Nếu bồn cầu vệ sinh của nhà bạn thiết kế ở dạng ngồi bệt, bạn có thể kê thêm một cái ghế nhỏ phù hợp để nâng chân tạo góc 45 độ phù hợp.
Uống nhiều nước có thể không phải là lý do khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Uống ít nước, nước tiểu hình thành ít, dòng nước tiểu không đủ để đẩy các chất cặn và vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu, dẫn đến sỏi thận và nhiễm trùng tiểu. Nếu bạn muốn đi vệ sinh ít thường xuyên hơn, bạn cũng có thể thay đổi cách uống.
Thay vì ăn uống vội vàng, hãy thử ăn chậm nhai kỹ. Bạn hãy ngồi và uống từng ngụm nước nhỏ một, để cơ bắp và hệ thần kinh được thả lỏng, tạo sự thoải mái. Thận của bạn cũng tăng tốc quá trình lọc khi ngồi, từ đó giúp lượng chất cặn được lọc đào thải thuận tiện nhất.
Đi tiểu dưới vòi hoa sen có thể là một thói quen khá thuận tiện và thậm chí thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nó có thể khiến não của bạn liên kết tiếng nước chảy với cảm giác muốn đi tiểu. Và mỗi khi bạn nghe thấy nước, kết nối này có thể khiến bạn muốn đi tiểu. Đây quả thực không phải thói quen tốt nên bạn cần phải loại bỏ sớm.
Trên đây là 5 thói quen không tốt khi đi vệ sinh bạn cần phải loại bỏ ngay để bảo vệ cơ thể của mình. Hãy thay đổi thói quen vệ sinh kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi, điều độ. Hãy bảo vệ cơ thể của mình từ những hành động nhỏ bé nhất.