Tình trạng sa cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chứ không chỉ tập trung ở những phụ nữ đã trải qua sinh nở và tiền mãn kinh. Như vậy, với các bạn gái chưa từng mang thai cũng có nguy cơ, và nỗi lo lắng đó thường xuất phát từ câu hỏi: "sa tử cung có mang thai được không?" cũng là điều hiển nhiên. Trong bài chia sẻ này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thạc sĩ- bác sĩ Nguyễn Thị Hằng giải đáp chi tiết về vấn đề này.
Theo như bác Hằng chia sẻ: Sa dạ con là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi tử cung bị sa xuống âm đạo, thậm chí có thể sa ra ngoài âm đạo. Sa tử cung ở người trẻ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng mang thai.
Chắc chắn sẽ có nhiều chị em thắc mắc "tại sao người trẻ tuổi chưa từng mang thai lại bị sa cổ tử cung?". Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chỉ ra những lý do chính dẫn đến tình trạng da dạ con như sau:
Chị em đang trong độ tuổi sinh nở, khi chuẩn đoán sa dạ con thường có tâm lý lo lắng đến khả năng làm mẹ sau này. Tôi có thể khẳng định cho dù tử cung bị sa xuống cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên, tuy nhiên, trong suốt quá trình thai kỳ tình trạng này có thể gây ra khó chịu do gây đau tức vùng bụng và đôi khi gây ra chảy máu cổ tử cung do bị cọ sát bên ngoài. Dẫn chứng từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) về trường hợp phụ nữ 36 tuổi có tiền sử sa dạ con nặng nhưng 2 lần đều mang thai tự nhiên và đều sinh con an toàn bằng phương pháp sinh mổ chủ động.
Báo vnexpress có nêu Phụ nữ đang ở giai đoạn sa tử cung độ 1 có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, phụ nữ bị sa vừa hoặc nặng sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng tử cung và xuất hiện các triệu chứng như: cảm giác áp lực trì nặng, tức đè lên vùng chậu như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ; đau hoặc gặp khó khăn khi quan hệ tình dục; tử cung nhô ra ngoài âm đạo; táo bón; khó khăn khi đi tiểu; đau lưng dưới.
Khi tử cung bị sa ở mức độ nhẹ (cấp độ 1), cơ hội mang thai tự nhiên sẽ cao hơn nhưng sẽ bị hạn chế vì cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và dựa vào chất lượng tinh trùng của người chồng. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm, cần phải tới các cơ sở chuyên môn thăm khám, nghe tư vấn từ các bác sĩ và có phương án điều trị bệnh trước khi mang thai. Điều này giúp an toàn cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Tránh để cho tình trạng sa tử cung ngày một nặng hơn.
Vậy khi bị sa tử cung không làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai, tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ phụ thuộc vào mức độ bị sa cổ tử cung của người vợ và chất lượng tinh trùng của người chồng. Nhưng để an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi, những chị em nên được chữa và phục hồi tử cung trước khi quyết định mang thai. Việc chữa được thực hiện sớm càng tăng khả năng phục hồi nhanh hơn.
Lời khuyên tốt nhất và an toàn nhất cho cả mẹ và bé, trước khi có ý định mang thai, chị em nên khắc phục tình trạng này trước khi thụ thai. Phục hồi sa tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh.
- Đối với trường hợp sa cấp độ 1 và 2, có thể tìm đến các phương pháp không phẫu thuật như:
>> Tham khảo ngay: Cách hỗ trợ trị sa tử cung tại nhà an toàn, cho hiệu quả cao
- Đối với cấp độ 3 cần phải can thiệp đến phẫu thuật để nâng tử cung trở lại vị trí bình thường.
Lời khuyên: Người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo đúng phác đồ để tăng khả năng phục hồi toàn diện, mau chóng.
Đối với trường hợp phục hồi xong tử cung thì khả năng mang thai tự nhiên vẫn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và phương pháp chữa:
Phụ nữ mắc có tử cung bị sa cần lưu ý những điều sau khi mang thai:
Như vậy "sa tử cung có mang thai được không?" đã được chuyên gia PQA giải đáp giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Điều quan trọng nhất, cho dù bệnh có thể tác động đến sức khỏe sinh sản, nhưng khả năng mang thai tự nhiên vẫn bình thường. Lựa chọn phương pháp đúng đắn và kịp thời sẽ giúp nâng cao khả năng mang thai, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan, ăn uống khoa học, thực hiện các động tác kegel hàng ngày đều đặn. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm đón nhận tin vui.
>>> Bài viết tham khảo: Sa tử cung khi mang thai có sinh thường được không?