CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Phòng ngừa tê bì chân tay khi trời trở lạnh

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Bạn có bị tê chân tay thường xuyên, khi ngồi lâu 1 tư thế trong thời gian dài. Đặc biệt là mỗi khi trời trở lạnh, bệnh tê chân tay càng tiến triển nặng hơn. Dưới đây, bài viết sẽ chia sẻ cho bạn cách phòng ngừa tê bì chân tay khi trời trở lạnh hiệu quả nhất. Hãy cùng đón đọc. 

tê bì chân tay

Phòng ngừa tê bì chân tay khi trời trở lạnh

1. Bệnh tê bì chân tay ảnh hưởng gì khi trời trở lạnh? 

Bệnh tê bì chân tay là bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai, không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở phụ nữ hơn. Mặc dù, không phải là căn bệnh hiểm nghèo hay khó chữa nhưng tê bì chân tay cũng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh tê bì chân tay khiến người bệnh cảm giác tê rần ở chân, tay và như bị kim châm hoặc kiến bò lan ở nhiều vùng từ bắp chân, đùi và thắt lưng. Thậm chí, có nhiều người bị mất cảm giác ở chân trong 1 thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến như:

  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa khớp, hẹp ống sống
  • Xơ vữa động mạch
  • Sinh hoạt sai tư thế
  • Căng thẳng

Một trong những nguyên nhân chính của bệnh là sự lưu thông máu kém tới các chi.  Chính vì thế, khi trời trở lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến sự co thắt các mạch máu, tuần hoàn máu kém. Từ đó làm cho chân tay đau buốt, râm ran tê cứng như kiến bò. 

2. Cách phòng ngừa tê bì chân tay trong mùa lạnh

Chúng ta có thể phòng ngừa tê bì chân tay khi trời trở lạnh bằng những cách đơn giản như xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vận động lưu thông khí huyết và đặc biệt giữ ấm cơ thể. 

2.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Theo nhiều nghiên cứu, tê chân tay chủ yếu là kết quả của bệnh lý về xương khớp khiến chúng gây áp lực lên dây thần kinh và mạch máu. Chính vì thế, 1 chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh và hạn chế bệnh.

Cần bổ sung các nhóm thức ăn giàu vitamin B, canxi, magie như các loại đậu, ngũ cốc, trứng…. Cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể làm tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp. Vitamin K có tác dụng giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa và giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn. 

ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng

Ngoài ra, người bệnh hạn chế ăn mặn để làm tránh thúc đẩy quá trình thoái hóa của xương khớp. Một số các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh không nên sử dụng để phòng ngừa bệnh khi trời trở lạnh. 

2.2 Vận động nhẹ nhàng lưu thông khí huyết

Ngày nay, thói quen ít vận động của nhiều người gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Việc đứng im hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu cũng có thể gây ra tê bì. Vận động cơ thể nhẹ nhàng cũng là 1 cách tốt giúp máu lưu thông, đẩy lùi tình trạng bệnh. Chính vì thế, để ngăn ngừa bệnh tê bì chân tay ngay cả khi trời ấm lên, bạn nên lựa chọn các bài tập hoặc môn thể dục thể thao phù hợp. 

tập yoga

Tập yoga giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế tê bì chân tay

Người mắc bệnh này có thể lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng, tập thái cực quyền, khí công hoặc yoga. Tránh những môn thể thao sử dụng sức nhiều như chạy bộ, tennis… làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

2.3 Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài lạnh

Bởi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ làm bệnh phát tác, chính vì thế, người bệnh cần giữ ấm cơ thể cả khi ở nhà và đi ra ngoài. Nên lựa chọn quần áo bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, giữ nhiệt hiệu quả như len, vải nhung, sợi len tổng hợp.  

Giữ ấm tay chân bằng cách đeo găng tay, găng chân hoặc túi sưởi. Ngoài ra, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm thêm lát gừng trước khi ngủ. Điều này vừa đem lại giấc ngủ ngon vừa lưu thông tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng bệnh. 

2.3 Sử dụng thực phẩm bổ trợ 

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ trợ giúp làm giảm tình trạng bệnh nhanh hơn. Nổi bật trong những sản phẩm có hiệu quả tốt cho người bị tê bì chân tay khi trời trở lành có thể sử dụng chính là PQA Dưỡng Cốt. Đây là sản phẩm do Công ty Dược phẩm PQA nghiên cứu phát triển dựa trên bài thuốc cổ phương với thành phần chính là Sinh khương có tác dụng ôn trung, tán hàn, ôn thông kinh lạc, táo thấp; Cát căn giải cơ, thoát nhiệt, sinh tân; Thược dược có tác dụng bổ huyết, dưỡng ẩm, thư cân, bình can, chỉ thống; Đại táo có tác dụng bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần; Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, giải độc, điều hòa các vị thuốc. (Theo Dược điển Việt Nam IV)

pqa dưỡng côt

PQA Dưỡng Cốt hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Từ đó sản phẩm PQA Dưỡng Cốt hỗ trợ hỗ trợ mạnh gân cốt, giúp giảm đau nhức xương khớp do viêm khớp. Hỗ trợ điều trị vào gốc bệnh thấp khớp dùng cho người bị phong thấp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy,...chọn lựa sử dụng. 

Phòng ngừa tê bì chân tay khi trời trở lạnh bằng những cách đơn giản như chế độ ăn uống, tập thể dục, giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng và thường xuyên hơn bạn cần sử dụng PQA Dưỡng Cốt để giải trừ vào gốc căn nguyên gây đau nhức xương khớp, tê bì chân tay đang gặp phải. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới  hotline 0818 288 717 hoặc để lại tin nhắn ở phần Chat Dược sĩ PQA sẽ tư vấn hỗ trợ. 

Hi vọng với thông tin chia sẻ ở trên, bạn đọc có được kiến thức hữu ích về bệnh tê bì chân tay. Chúc bạn sức khỏe!

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bệnh tê chân tay ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả từ Đông Y

Bệnh tê chân tay ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả từ Đông Y

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh tê chân tay ở người già là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe đang suy yếu. Đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý xương khớp cần phải đặc biệt lưu tâm. Vậy...
Xem chi tiết
10 + thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tê bì chân tay

10 + thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tê bì chân tay

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong việc nuôi sống con người và duy trì thể trạng khỏe mạnh. Khi cơ thể bị tổn thương, việc tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng càng có ý nghĩa...
Xem chi tiết
Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nhiều người gọi điện tới Thuốc Nam PQA chúng tôi và thắc mắc về hiện tượng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ...
Xem chi tiết
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là triệu chứng khá nhiều người gặp phải. Điều này không có nghĩa là người bệnh được chủ quan khi thấy các dấu hiệu này. Bởi đau nhức xương khớp tê bì...
Xem chi tiết
Lời khuyên của chuyên gia: Tê chân tay nên uống thuốc gì?

Lời khuyên của chuyên gia: Tê chân tay nên uống thuốc gì?

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
PGS.TS Trần Đình Ngạn nguyên (chủ nhiệm khoa tim, thận khớp, nguyên PGĐ viện Quân Y 103) cho biết: “Trong cuộc sống hàng ngày, thì đến 90% đều gặp phải chứng tê bì chân tay, phần đa trong số đó...
Xem chi tiết
Khó thở, tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Khó thở, tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bỗng nhiên bạn cảm thấy khó thở dồn dập, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, tê bì, đầu óc choáng váng,...Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng....
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail