CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bác sĩ chia sẻ phác đồ điều trị chảy máu cam

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Chảy máu cam là tình trạng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng nắm được phác đồ điều trị chảy máu cam sẽ giúp cho các mẹ có thể bình tĩnh giúp con xử lý tốt hơn. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị chảy máu cam trong bài chia sẻ dưới đây.

phác đồ điều trị chảy máu cam

Chảy máu mũi là gì? Cách sơ cứu khi bị chảy máu mũi

1. Tổng quan về bệnh chảy máu 

1.1. Định nghĩa

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng chảy máu từ mũi. Ai cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng chảy máu cam và máu sẽ ngừng chảy sau khi được sơ cứu đúng cách. Chảy máu cam được coi là thường xuyên nếu xảy ra nhiều hơn 1 lần mỗi tuần

1.2. Nguyên nhân dẫn tới chảy máu cam

Trong mũi luôn có lớp niêm mạc nhỏ nằm gần kề bề mặt và rất dễ bị tổn thương. Khi xước hay khi bị nứt sẽ đều dẫn tới hiện tượng chảy máu cam. 

1.3. Tần suất chảy máu cam

Tần suất thường gặp là thấp và có tới 9% thường gặp ở trẻ em

1.4. Phân loại

Để phân loại tình trạng chảy máu cam thì có thể dựa vào tình trạng và tần suất chảy máu cam để xác định như sau:

* Phân loại theo số lượng máu chảy

  • Chảy máu ít: máu đỏ tươi từng giọt, số lượng ít hơn 100ml
  • Chảy máu vừa phải: 100-200ml máu chảy ra từ mũi hoặc họng.
  • Chảy máu ồ ạt: Tình trạng chảy máu kéo dài, người bệnh có thể bứt rứt, hoảng sợ, vã mồ hôi, da xanh xao, mạch nhanh, huyết áp tụt, lượng máu mất trên 200 ml.

* Phân loại theo vị trí chảy máu cam

  • Xuất huyết điểm mạch Kisselbach: chảy máu ít, có xu hướng tự ngừng, thường gặp viêm tiền đình mũi, trẻ em hay ngoáy mũi.
  • Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi bị chảy máu, gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu và ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • Xuất huyết động mạch: chảy máu từ động mạch ethmoid trước, động mạch ethmoid sau, và động mạch spinopalatine ... Xuất huyết không ngừng tự phát, dòng chảy thường sâu và nhiều.

2. Chẩn đoán 

Để chẩn đoán bệnh chảy máu cam các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm tình trạng và thực hiện khám lâm sàng cũng như khám chuyên sâu nếu bệnh nặng, kéo dài 

2.1. Hỏi tình trạng bệnh sử

  • Hỏi về mức độ nghiêm trọng, số lần chảy máu và thời gian chảy máu.
  • Các yếu tố thúc đẩy và làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu cam, và các cách để ngăn chảy máu cam.
  • Xem kỹ các bệnh lý kèm theo: tăng huyết áp, bệnh máu, bệnh gan

2.2. Khám lâm sàng

  • Khám cổ toàn diện
  • Lấy dịch meche trong mũi để làm xét nghiệm
  • Soi mũi trước và mũi sau để chọn lựa vị trí đặt thuốc

2.3. Khám cận lâm sàng

  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Nhóm máu
  • Các xét nghiệm đông máu
  • Chức năng gan
  • Chức năng tiểu cầu (nếu cần)
  • Nội soi mũi
  • CT Scan, DSA ( nếu cần)

     >>> Xem thêm: Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

3. Điều trị chảy máu mũi

Khi tiếp nhận các bệnh nhân bị chảy máu cam cần phải thực hiện điều trị chảy máu cam cấp tốc và điều trị chuyên sâu theo từng bước cụ thể như sau: 

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Cần phải xử lý cầm máu tại chỗ nhanh chóng cho người bệnh
  • Đảm bảo đường thở thông thoáng, tránh máu tràn xuống họng
  • Hồi sức kịp thời và truyền máu cấp tốc khi tình trạng chảy máu cam nhiều
  • Giải quyết nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu mũi

sơ cứu chảy máu cam kịp thời

Sơ cứu cầm máu nhanh chóng để máu cam ngừng chảy

3.2. Điều trị tại chỗ

Để người bệnh ngồi cúi đầu về phía trước và dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt cả hai lỗ mũi trong 10-15 phút. Có thể sử dụng thêm bông gòn để nhét vào bên mũi đang chảy máu để chặn dòng máu. Sau 24 giờ, nếu vẫn chảy máu thì cần phải tiến hành xử lý phẫu thuật chuyên sâu bằng cách thắt các động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau tùy theo từng cấp độ chảy máu cam hiện tại. 

>>>Bài viết liên quan: Phương pháp bấm huyệt chữa chảy máu cam có thực sự hiệu quả?

3.3. Điều trị toàn thân

  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi yên tĩnh nếu như nằm thì cần nằm cao đầu để máu không chảy ngược vào thực quản. Nếu máu chảy xuống cổ thì cần thúc đẩy hỗ trợ bệnh nhân khạc nhổ máu ra ngoài. 
  • Hồi sức: truyền dịch, truyền máu đối với trường hợp chảy máu quá nhiều chưa kiểm soát được
  • Kháng sinh: dự phòng máu ứ đọng gây viêm nhiễm
  • Thuốc đông máu: Adrenoxyl, Vitamin K…

3.4. Điều trị nguyên nhân

  • Chảy máu mũi do chấn thương xoang: phẫu thuật sắp xương và cầm máu.
  • Chảy máu mũi do khối u: phẫu thuật lấy bỏ khối u.
  • Chảy máu mũi do dị vật: lấy dị vật.
  • Chảy máu mũi do nhiễm trùng: kháng sinh.
  • Chảy máu mũi do rối loạn đông máu: hội chẩn chuyên khoa.

4. Theo dõi, chăm sóc và tái khám

  • Theo dõi chảy máu, nhiễm trùng
  • Rút nhét mũi trước 24 -48 giờ sau 
  • Rút nhét mũi sau 72 giờ sau
  • Ra viện: sau khi rút bấc, bệnh ổn từ 1 đến 3 ngày
  • Tái khám mỗi tuần cho đến khi ổn định

Trên đây chính là phác đồ điều trị chảy máu cam các bạn có thể tham khảo. Nếu như bạn có thắc mắc thêm về bệnh vui lòng liên hệ tới Thuốc Nam PQA theo hotline 0818 288 717 hoặc để lại tin nhắn ở phần CHAT (dưới góc phải màn hình), chuyên gia sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ bạn. 


Có thể bạn quan tâm:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

PQA Chỉ Huyết - Cách khắc phục chảy máu cam VÀO GỐC hiệu quả, lành tính

PQA Chỉ Huyết - Cách khắc phục chảy máu cam VÀO GỐC hiệu quả, lành tính

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
PQA Chỉ Huyết được biết tới là dòng sản phẩm riêng biệt dùng cho người bị chảy máu cam của Dược phẩm PQA nghiên cứu và phát triển. Nhưng sự thực thì dòng sản phẩm này có hiệu quả như...
Xem chi tiết
Phương pháp bấm huyệt chữa chảy máu cam có thực sự hiệu quả?

Phương pháp bấm huyệt chữa chảy máu cam có thực sự hiệu quả?

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bấm huyệt chữa chảy máu cam là một trong những phương pháp điều trị đông y được nhiều người tìm hiểu. Nhưng hiệu quả thực sự của phương pháp bấm huyệt này là gì? Khi áp dụng cho những...
Xem chi tiết
Cây nhọ nồi chữa chảy máu cam - bài thuốc dân gian hữu hiệu

Cây nhọ nồi chữa chảy máu cam - bài thuốc dân gian hữu hiệu

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là một trong những hiện tượng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong Đông Y cây nhọ nồi hay còn được biết đến là cây cỏ mực có công dụng cầm máu rất tốt....
Xem chi tiết
Rau diếp cá trị chảy máu cam có tốt không?

Rau diếp cá trị chảy máu cam có tốt không?

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hỏi: Tôi thường xuyên bị chảy máu cam, nhất là vào thời điểm nắng nóng, khó ngủ, thức khuya nhiều. Tôi nghe nói có thể sử dụng rau diếp cá trị chảy máu cam. Loại cây này thường mọc quanh nhà...
Xem chi tiết
Ngải cứu - mẹo vặt chữa chảy máu cam bạn đã biết?

Ngải cứu - mẹo vặt chữa chảy máu cam bạn đã biết?

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngải cứu không chỉ là một loại thực phẩm hàng ngày xuất hiện trong mỗi bữa ăn gia đình người Việt, mà còn là một vị thuốc Đông Y. Từ thời xa xưa ngải cứu đã được sử dụng để điều...
Xem chi tiết
Bị chảy máu cam thiếu chất gì? Nên ăn gì tốt nhất? 

Bị chảy máu cam thiếu chất gì? Nên ăn gì tốt nhất? 

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bị chảy máu cam nên ăn gì? Người chảy máu cam thiếu chất gì? Chế độ ăn uống nào cho người chảy máu cam? Đó là những câu hỏi nhiều bạn đọc băn khoăn thắc mắc. Cùng Dược phẩm PQA lên...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail