CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cam thảo là gì? Có nên dùng cam thảo hàng ngày không?

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Có thể nói, cam thảo là loại thảo dược phổ biến và xuất hiện khá nhiều trong đời sống hàng ngày làm gia vị, pha đồ uống,... Tuy nhiên, có nên sử dụng cam thảo hàng ngày không? Cam thảo có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này trong bài viết sau.

 

Tìm hiểu cam thảo và những công dụng tuyệt vời
Tìm hiểu cam thảo và những công dụng tuyệt vời

Cam thảo là gì? 

Tên gọi tiếng anh: Licorice

Tên gọi khác: Quốc lão, linh thảo, lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, mật cam, thảo thiệt, linh thông, điềm căn tử, điềm thảo, phấn thảo, bổng thảo…

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.

Đặc điểm: cây thân cỏ, mọc thẳng đứng, chiều cao trung bình 30-80cm. Thân nhẵn, rễ to hình trụ. Phiến lá hình mác, rộng gần 1cm. Hoa màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc từng đôi. 

Cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam. Ở nước ta, cam thảo được trồng nhiều tại các tỉnh thành Vĩnh Phú, Hải Hưng, và Hà Nội. 

Cam thảo có công dụng gì?

Cam thảo tươi và khô đều được sử dụng làm vị thuốc bởi những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Theo nhiều nghiên cứu, cam thảo có công dụng hiệu quả trong việc:

  • Điều trị các bệnh về da: trong rễ cam thảo có chứa đến hơn 300 hợp chất khác nhau có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì thế, nó có khả năng cải thiện chàm da, mụn nhọt và các vấn đề về da khác.
  • Chữa trào ngược dạ dày: Uống cam thảo được xem là bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột.
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Trong rễ cam thảo có chứa glycyrizin có tác dụng làm lành tổn thương do loét dạ dày, tá tràng.
  • Điều trị bệnh đường hô hấp: Nhờ chất glycyrizin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên có tác dụng tích cực trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Chống ung thư: Trong rễ cam thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại gốc tự do, ức chế sự hình thành của các tế bào gây ung thư. 
  • Tác dụng khác: chống dị ứng, chữa ho, thông đờm, giải độc, hạ huyết áp,....

Có nên dùng cam thảo hàng ngày không?

Theo Đông Y, cam thảo có tình bình nên được cho là an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo hàng ngày có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy. Khi dùng cam thảo quá liều có thể dẫn đến tình trạng:

  • Giảm nồng độ kali gây suy tim xung huyết, nhịp tim bất thường
  • Suy nhược cơ thể
  • Tổn thương não
  • Tụt huyết áp

Ngoài ra, dùng cam thảo trong thời gian dài sẽ khiến glycyrizin tích tụ trong cơ thể. Điều này làm gia tăng cortisol, mất cân bằng điện giải và gây tình trạng mất kinh ở phụ nữ. 

Trong cam thảo cũng có chứa thành phần nhuận gan, do đó, nếu sử dụng quá nhiều khiến gan hoạt động quá mức và dẫn đến suy gan. 

Cam thảo cũng có thể gây ra đầy bụng khi dùng trong thời gian dài.

Không nên sử dụng cam thảo hàng ngày
Không nên sử dụng cam thảo hàng ngày

Những bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo bạn có thể tham khảo. Để có tác dụng chữa bệnh đúng cách và đạt hiệu quả tốt, bạn cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn. 

Điều trị đổ mồ hôi trộm

  • Cam thảo 10g, 
  • Hoàng kỳ 20g, 
  • Phù tiểu mạch 30g, 
  • Táo tàu 5 quả.

Sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 lần: Sáng và tối.

Chữa viêm họng, mụn nhọt lở loét

  • Cam thảo 3g, 
  • Huyền sâm 9g, 
  • Chi tử 6g, 
  • Hoàng cầm 6g, 
  • Kinh giới 6g, 
  • Cát cánh 6g, 
  • Cát căn 9g, 
  • Sinh địa 9g. 

Sắc nước uống trong ngày.

Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu

  • Cam thảo 10g, 
  • Lá đạm trúc 12g, 
  • Cây mã đề (xa tiền thảo) 100g.

Sắc nước uống. Bạn có thể cho thêm đường phèn để dễ uống. Ngày 1 thang, uống liên tục trong 10 ngày.

Thanh nhiệt cơ thể

  • Cam thảo 3g, 
  • Lá sen 3g.

Hãm các gia vị thuốc với nước sôi, uống thay trà. 

Điều trị viêm phế quản mạn tính

  • Cam thảo 9g, 
  • Mật ong 30ml, 
  • Nước cốt chanh 10 giọt

Hãm các nguyên liệu thuốc với nước sôi, uống thay trà. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu cam thảo. Hi vọng bạn đọc nắm bắt được những thông tin hữu ích về công dụng, cách sử dụng của vị thuốc quý này. 


Bài viết liên quan: 

Trần bì là gì? Tìm hiểu vị thuốc của mọi nhà 

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail