Các Tạng trong cơ thể tuy đảm nhận các chức năng riêng biệt nhưng lại có sự ràng buộc, liên quan mật thiết với nhau. Nếu một tạng suy yếu có thể gây hư tổn tới các tạng khác và gây nên bệnh. Chẳng hạn như 3 tạng Tỳ - Phế - Thận một khi suy yếu sẽ hình thành nên bệnh hen suyễn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chức năng và mối quan hệ giữa 3 tạng Tỳ - Phế - Thận trong bài chia sẻ dưới đây.
Tỳ là cơ quan chủ vận về tiêu hóa thức săn và chất dinh dưỡng bao gồm cả phủ là vị (dạ dày), tiểu tràng và một số tuyến để tiêu hóa như nước bọt, tuyến tụy.
Tạng Phế chính là hai lá phổi của chúng ta, nó như một cái lọng nằm ở trong lồng ngực. Trong thuyết lục phủ ngũ tạng của đông y thì tạng Phế đóng chức năng sau:
Tạng Phế chính là hai lá phổi trong cơ thể
Tạng Thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, nó chính là gốc rễ của hoạt động sống, nền móng của sự di truyền.
Tỳ - Phế - Thận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và liên quan trực tiếp tới bệnh hen suyễn.
Theo YHCT, Hen suyễn là do khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
Hình ảnh đường thở của người bị hen suyễn
Theo lẽ thông thường hoạt động hô hấp tùy thuộc vào sự điều hòa lẫn nhau của Thận và Phế. Mối quan hệ này được nói rõ trong “Loại chứng trị tài” (Chẩn đoán phân biệt và điều trị các bệnh lý - Lâm Bội Cầm 1839 – nhà Thanh): “Phế chủ khí và Thận là gốc của khí; Phế chủ xuất khí và Thận chủ nạp khí; âm dương tượng giao hô hấp được thông suốt là kết quả của sự cân bằng giữa âm và dương”.
Để duy trì hô hấp được thông suốt, Thận khi phải sung mãn và chức năng nạp khí của Thận không bị ảnh hưởng. Khi Thận khí suy nhược và không nạp được khí, khí đi xuống không được Thận thu nạp có thể dẫn đến các vấn đề về Phế như hít vào khó khăn và thì thở ra dài.
Kết hợp thêm tình trạng Tỳ vị hư yếu, khiến khả năng vận hóa thủy thấp (khí thủy thấp) suy giảm. Tỳ hư không chuyển vận được mạch làm cho thủy thấp ngưng đọng, sinh đàm ẩm, phù thũng.
Do đó, khi khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm sẽ hình thành bệnh Hen suyễn. Cũng bởi lẽ đó, để điều trị vào gốc bệnh Hen Suyễn thì cần phải sử dụng các loại thuốc giải cảm hàn, hóa thấp, thông phế, bình suyễn thì mới có thể giúp thông thoáng đường thở dễ dàng. Nổi bật trong đó là dòng sản phẩm Siro PQA Hen Suyễn của Dược phẩm PQA.
Siro PQA Hen suyễn - thông thoáng đường thở cho người hen suyễn
Siro PQA Hen Suyễn ứng dụng từ bài thuốc nam được ghi lại trong sách “Thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh” của DS. Tào Duy Cần.