CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Sài hồ là gì? Công dụng thần kỳ của vị thuốc sài hồ

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Trong y học cổ truyền, sài hồ là một vị thuốc quen thuộc và được sử dụng điều trị nhiều bệnh như hạ huyết áp, sốt rét, điều kinh. Để hiểu rõ hơn về cây thuốc, công dụng thần kỳ, những bài thuốc chữa bệnh từ sài hồ, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Dược phẩm PQA dưới đây nhé. 

 

 

 

Tìm hiểu vị thuốc sài hồ
Tìm hiểu vị thuốc sài hồ

Sài hồ là gì?

Sài hồ còn được gọi với cái tên diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ, bắc sài hồ. Phần rễ và lá của cây được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam phổ biến 2 giống sài hồ là rễ cây lức (Pluchea pteropoda Hemsl) hoặc cành và rễ cây cúc tần (Pluchea indica Less).

Cây sài hồ thường mọc thành từng bụi, cao trung bình 0.5-3m, phân nhánh ở phần gốc. Phần thân có màu xanh non, phủ 1 ít lông mịn. Khi già, bề mặt thân nhẵn nhụi hơn, có màu tía hoặc nâu. 

Lá sài hồ có mùi thơm hắc. Hoa mọc thành từng cụm ở từng đầu cành. Quả sài hồ có 10 cạnh, có mào lông không rụng.

Hình ảnh cây sài hồ
Hình ảnh cây sài hồ

Công dụng thần kỳ của sài hồ

Phần lá và rễ sài hồ đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên, phần rễ được sử dụng phổ biến hơn. Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều chứng minh công dụng thần kỳ của sài hồ.

Trong y học cổ truyền

Sài hồ có vị đắng, tính hàn ( một số tài liệu ghi chép tính bình), được xếp vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu. Theo Đông y, vị thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc:

  • Chữa chứng cảm mạo với các biểu hiện tức ngực, miệng đắng, lúc nóng lúc rét
  • Chữa sốt rét
  • Điều trị sơ can giải uất, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt
  • Chữa các bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy
  • Chữa viêm màng tiếp hợp cấp
  • Tăng cường hệ miễn dịch sốt rét
  • Giảm mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị sa tử cung, sa dạ dày,  sa trực tràng,...
Sài hồ có tác dụng chữa bệnh sa tử cung
Sài hồ có tác dụng chữa bệnh sa tử cung

Trong y học hiện đại

Theo y dược hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm chỉ ra rằng sài hồ có tác dụng:

  • Giảm đau, hạ sốt
  • Giúp an thần
  • Chống viêm nhờ hoạt chất saikosaponin ức chế vi khuẩn, có tác dụng chống viêm giống với corticoid.
  • Điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào khả năng tổng hợp protein
  • Bảo vệ gan, lợi mật,...

Những bài thuốc chữa bệnh từ sài hồ

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ sài hồ. Lưu ý bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần được bác sĩ chỉ định kê đơn khi sử dụng thuốc.

Bài thuốc chữa cảm: 

  • Sài hồ 12 – 16g, 
  • Bán hạ 8 – 12g, 
  • Đẳng sâm 8 – 12g, 
  • Hoàng cầm 8 – 12g, 
  • Chích cam thảo 4 – 6g, 
  • Sinh khương 3 lát 
  • Đại táo từ 4 – 6 quả, 

Sắc uống, ngày 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, sa tử cung: 

  • Sài hồ 6 – 10g 
  • Thăng ma 4 – 8g, 
  • Đẳng sâm 12g, 
  • Đương quy 12g, 
  • Chích cam thảo 4g, 
  • Hoàng kỳ 20g, 12g, 
  • Trần bì 4 – 6g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc giúp hạ mỡ máu

  • Sài hồ 3g 
  • 2-3 quả la hán 

Sắc uống hằng ngày có thể giảm lượng triglyceride tích tụ ở gan.

Bài thuốc trị suy nhược thần kinh: 

  • Sài hồ 12g,
  • Đương quy 12g, 
  • Bạch truật 12g, 
  • Bạch thược 12g 
  • Bạch linh 12g, 
  • Chích cam thảo 4g

Sắc thuốc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng bệnh của thiếu dương, chán ăn, hay nôn ọe, miệng đắng: 

  • Sài hồ 12g
  • Hoàng cầm 12g, 
  • Đẳng sâm 12g
  • Pháp bán hạ 12g, 
  • Cam thảo 4g, 
  • Sinh khương 8g, 
  • Đại táo 3 quả

Sắc thuốc lấy nước uống.

Những lưu ý khi sử dụng sài hồ

Dược liệu sài hồ có tác dụng thần kỳ, tuy nhiên, cần sử dụng đúng mục đích và đúng liều lượng để đạt kết quả tốt nhất. Nếu không, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu, ù tai và chóng mặt từ 5-8 tiếng đối với người cao huyết áp. Trường hợp dùng quá liều có thể gây ra xuất huyết trong hoặc làm diễn biến bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, trong Đông Y, sài hồ cũng chống chỉ định dùng cho các đối tượng:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ dưới 5 tuổi
  • Người mắc bệnh xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, sỏi mật
  • Người bị lao phổi
Cẩn trọng với liều lượng sử dụng
Cẩn trọng với liều lượng sử dụng

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về vị thảo dược sài hồ. Hy vọng, bài viết đem đến những thông tin hữu ích, góp phần chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình bạn. 


Bài viết liên quan: 

Đương quy là gì? Những công dụng bất ngờ từ đương quy

 

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail