CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

"Giải đáp" chi tiết về Đợt Cấp COPD và cách điều trị bệnh hiệu quả

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Nhắc tới đợt cấp COPD, nhiều bệnh nhân coi đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong thời kỳ bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của họ. Các cơn ho, khó thở ập đến, nhiều đờm, bệnh tình đột nhiên chuyển biến xấu. Họ đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để vượt qua mỗi đợt cấp. Đợt cấp COPD là gì? Điều trị và sống cùng chúng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý này. 

Bệnh đợt cấp COPD là tình trạng đã khá nặng

Đợt cấp COPD là tình trạng đã khá nặng

1. Đợt cấp COPD là gì? 

Đợt cấp COPD hay đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là những giai đoạn chuyển biến xấu của bệnh, tình trạng tăng lên đột ngột của bệnh khiến các triệu chứng cũng tăng ho, khó thở, đờm nhiều, đổi màu xanh, vàng,... Ở đợt cấp này, tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra thường trực và có những thay đổi bất ngờ khiến bệnh nhân đôi lúc “trở tay không kịp”. 

Mỗi năm, một bệnh nhân COPD có trung bình từ 1,5 - 2,5 đợt cấp.

  • Khả năng chữa trị bệnh nhân bị đợt cấp COPD?

Đợt cấp này chính là đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây suy hô hấp. Bệnh nhân khó thở nặng lên, ho và tăng thể tích đờm hoặc đờm mủ, kèm theo giảm oxy máu và tình trạng đi của tăng CO2 máu. 

Từ những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn Haemophilus influenzae, phế cầu, Moraxella catarrhalis, trong các đợt cấp nặng có thể gặp tình trạng phế cầu kháng thuốc sinh beta-lactamase. Cơ hội chữa trị khỏi tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thể trạng hiện tại của bệnh nhân lúc đó.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới đợt cấp COPD? 

Chủ yếu đợt cấp COPD xảy ra ở những bệnh nhân đã có tiền sử bệnh mãn tính. Người bệnh này chủ yếu đã bước sang giai đoạn 3, 4 của bệnh. Bệnh tái phát nhiều lần, thường xuyên phải nhập viện. Điểm danh các nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD điển hình: 

2.1 Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phát sinh đợt cấp COPD phổi biến ở nhiều bệnh nhân, chiếm 70-80% nguyên nhân gây bệnh. 

Nguyên nhân tấn công đường hô hấp chính là vi khuẩn và virus. Vi khuẩn chiếm 40-50% và virus là 30%, còn lại là các vi khuẩn không điển hình. 

Một số loài vi khuẩn, virus có thể kể tới: 

  • Vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Streptococcus, Pseudomonas aeruginosa,... 
  • Virus: Virus cúm, rhinovirrus,...
Đợt cấp COPD là gì? Nguyên nhân do đâu?
Đợt cấp COPD là gì? Nguyên nhân do đâu? 

2.2 Nguyên nhân khác 

Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, người xuất hiện đợt cấp COPD còn có thể do một số nguyên nhân khác thuộc yếu tố môi trường bên ngoài tác động: 

  • Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại 
  • Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm 
  • Dùng thuốc không đúng liều lượng 
  • Lạm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ 

3. Đợt cấp COPD ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như thế nào? 

đợt cấp copd gây tử vong nhanh

Đợt cấp COPD sẽ khiến quá trình tiến triển của bệnh nhanh và nghiêm trọng hơn. Nó làm suy giảm chức năng hô hấp của người bệnh, chất lượng cuộc sống vì thế mà suy giảm, tăng nguy cơ tử vong, tàn phế,... 

Ở mỗi đợt cấp, người bệnh phải có tinh thần lớn để vượt qua, sức khỏe suy giảm vô cùng. Bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, thở khó khăn hơn, sút cân. 

Người bệnh dễ rơi vào các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tràn khí màng phổi,... Người bệnh bị bệnh nặng rất dễ trầm cảm, rơi vào tình trạng lo lắng về bệnh của mình. 

4. Các triệu chứng sớm khi xuất hiện đợt cấp COPD 

Các triệu chứng của đợt cấp COPD vẫn là những triệu chứng của COPD thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể nặng hơn, kèm theo một số biến chứng nguy hiểm. 

  • Triệu chứng hô hấp: Ho nhiều hơn, khó thở nặng, đờm chuyển thành đờm mủ
  • Nhịp tim tăng, đau tức nặng ngực, sốt, rối loạn tri giác, mất ngủ, trầm cảm, suy hô hấp, môi tím tái, vã mồ hôi,... 

5. Chẩn đoán bệnh copd đợt cấp để có phác đồ điều trị phù hợp

5.1. Dựa vào các tiền sử của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • Bệnh nhân bị khó thở, nhịp thở nhanh > 25 chu kỳ/phút, tình trạng tím tái khi suy hô hấp nặng.
  • Bệnh nhân ho khạc đờm nhiều lẫn đờm đục trong tình trạng bị nhiễm khuẩn có thể đi kèm cùng tình trạng sốt nếu bị nhiễm trùng.
  • Tiến hành khám phổi nếu đợt cấp lồng ngực sẽ ran rít, có thể nghe thấy ran ẩm hoặc ran nổ, rì rào phế nang giảm.
  • Đo nhịp tim của bệnh nhân, nhịp tim thường nhanh hơn bình thường, huyết áp tăng cao hoặc có thể tụt trong tình trạng suy hô hấp nguy kịch. Điện tim: trục phải, dày thất phải, P phế.
  • Chụp X quang chẩn đoán: phổi sáng, cơ hoành  hạ thấp, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng, hình phế quản đậm, tim hình giọt nước (hoặc tim to khi có suy tim nặng).
  • Về khí máu thì nồng độ pH trong máu giảm, PaCO2 tăng, có thể kèm theo giảm oxy hóa máu.
  • Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD.

chẩn đoán copd ở mức độ nặng

Tình trạng phổi đã bị tổn thương nặng

5.2. Chẩn đoán bệnh đợt cấp COPD ở mức độ nặng

>> Bệnh nhân ở tình trạng nặng

  • Khó thở liên tục, tím.
  • Nói được câu ngắn.
  • Co kéo cơ hô hấp phụ rõ rệt.
  • Tần số thở > 30/phút, SpO2 < 90%.
  • Tần số tim >110 chu kỳ/phút, huyết áp tăng.
  • PaO2 < 60mmHg, PaCO2 > 45mmHg, SaO2 < 90%.

>> Bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch

  • Rối loạn ý thức (lú lẫn, ngủ gà, thậm chí hôn mê).
  • Kiệt sức cơ hô hấp: hô hấp nghịch thường, không ho được.
  • Tụt huyết áp.
  • PaO2 < 45mmHg, PaCO2 > 70mmHg, pH < 7,30.
  • Điều trị cấp cứu

6. Các giải pháp xử trí và điều trị bệnh COPD đợt cấp

Điều trị đợt cấp copd cần phải phát hiện ngay tình trạng của bệnh để can thiệp thủ thuật theo trình tự của dây chuyển cấp cứu ABCD, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc điều trị, theo dõi và kiểm soát tốt chức năng sống của bệnh nhân.  

  • Chụp X quang phổi và xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân hiện tại như thế nào. 
  • Cho bệnh nhân thở oxy: dùng oxy với lưu lượng thấp (1-2 lít/phút) hoặc qua mặt nạ venturi FiO2 30-40%. Làm lại khí máu sau 30-60 phút.
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản để đường thở thông thoáng hơn , kết hợp thuốc kích thích beta-2 giao cảm (salbutamol hoặc terbutalin 5-10mg/lần) và thuốc ức chế phó giao cảm (ipratropium 0,5-1 mg/lần) khí dung, nhắc lại nếu cần thiết.
  • Uống kháng sinh cho bệnh nhân có hiện tượng sốt hoặc có đờm đục, có bạch cầu đa nhân trung tính tăng. (Kháng sinh nhóm beta-lactam chống được vi khuẩn sinh beta-lactamase hoặc cephalosporin thế hệ 2, 3/ kháng sinh fluoroquinolon uống hoặc tiêm truyền.)
  • Chỉ định chuyển hồi sức tích cực nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở và không đáp ứng với điều kiện chữa trị ở trên.
  • Tình trạng rối loạn ý thức do thiếu oxy máu hoặc tiếp tục xấu đi: PaO2 < 40mmHg; toan hô hấp nặng hoặc xấu đi, pH < 7,25 mặc dù đã cho đủ oxy và thông khí đủ.

điều trị đợt cấp copd

Cần phát hiện sớm tình trạng đợt cấp COPD để có phương pháp điều trị kịp thời

7. Các giải pháp phòng bệnh đợt cấp mà bệnh nhân cần phải biết

7.1 Đừng để bệnh nhân COPD bị lạnh

Thời tiết giao mùa hay vào mùa đông là khi tình trạng bệnh dễ nặng hơn. Nếu như phải đi ra ngoài hoặc phải làm gì ở thời tiết ngoài trời cần phải che miệng, mũi bằng khẩu trang sạch để duy trì độ ẩm và đường hô hấp. Luôn giữ ấm để làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần số của các đợt cấp trong mùa đông.

7.2 Duy trì phác đồ điều trị COPD đều đặn

Duy trì thường xuyên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhất là trong thời tiết lạnh của mùa đông. Ngoài ra cần phải sử dụng đúng và đủ theo liệu trình thuốc đã được kê, không được bỏ thuốc hay có những động thái không thực hiện đúng, vì triệu chứng của COPD sẽ chuyển biến rất nhanh khiến ta không kịp trở tay.

7.3 Tiêm phòng vacxin cúm và phổi đầy đủ

Có ý thức tiêm phòng vacxin cúm và phổi đầy đủ do phế cầu. Vì mắc bệnh cúm và nhiễm phế cầu là yếu tố làm dễ khởi phát đợt cấp của COPD.

7.4 Hạn chế việc tiếp xúc với người bị cúm

Ở bệnh đợt cấp này chỉ cần một nguyên nhân khởi phát nhỏ cũng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn rất nhiều. Thế nên cần phải tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Không tụ tập ở chốn đông người, không ở phòng kín thiếu không khí sẽ làm bệnh nặng rất nhanh.

7.5 Luôn rửa tay sạch sẽ

Rửa tay chính là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất cao để loại bỏ sạch vi trùng. Nên có một bàn tay sạch, vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt xì hơi hoặc thường xuyên xúc miệng, rửa họng bằng nước muối ấm, giữ ấm cơ thể.

7.6 Uống đủ nước mỗi ngày

Uống nhiều nước và nhất là nước ấm có thể làm tan đờm và dễ đẩy chúng ra ngoài hơn. Nếu bạn có nhiễm khuẩn đường hô hấp thì chắc chắn bác sĩ sẽ liên tục lưu ý về điều này.

Tránh phải khói thuốc lá hoặc hút thuốc lá. Bệnh nhân COPD nếu không muốn bệnh của mình thêm nặng thì chắc chắn phải cách ly với nguồn khói đặc biệt là khói thuốc lá, yếu tố quan trọng khiến bệnh bị bùng phát. 

Điều trị đợt cấp copd – Mách bạn giải pháp chữa trị hiệu quả được hàng ngàn bệnh nhân tin dùng!

Bệnh copd đợt cấp luôn tiềm ẩn những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra với người bệnh. Một người bình thường sẽ không thể ngờ rằng tại sao bệnh lại tái phát nhanh như vậy. Việc thực hiện đầy đủ những giải pháp hay phương án đề phòng như chúng tôi đã nêu ở trên là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó tìm một loại thuốc đặc trị bệnh COPD hay tăng hiệu quả của bệnh cũng cần được quan tâm.

  • Bạn đang lo lắng với bệnh án đợt cấp copd điều trị từ Tây Y?

Tây Y có những phác đồ điều trị bệnh phổi mãn tính cực kỳ hiệu quả mà chúng ta không thể không công nhận. Tác dụng sớm, tức thì và liên tục là những ưu điểm của tân dược. Thế nhưng có những tác dụng phụ để lại từ cách điều trị này nhiều bệnh nhân đã nhận ra. 

Hầu hết là thuốc kháng sinh khi uống vào sẽ gây mệt mỏi cho bệnh nhân, có những người tuổi đã cao đôi khi còn cảm thấy cơ thể giã rời, không muốn ăn, ngủ, nghỉ. Hơn nữa, việc nạp một lượng lớn kháng sinh vào người cũng thật sự không tốt về sau này ngay cả khi đã ra đi. 

  • Điều trị đợt cấp copd – Bài thuốc Đông Y gia truyền là sự lựa chọn hợp lý!

Nếu bạn đang muốn tìm cho người thân của mình một bài thuốc tốt và thực sự an toàn thì có lẽ bài thuốc Đông Y chính là giải pháp hợp lý nhất. Trên thị trường hiện nay có vô vàn sản phẩm khác nhau tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người thân của bạn hãy chọn một đơn vị cung cấp uy tín.

Công ty dược phẩm PQA với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu cùng đội ngũ chuyên gia y bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đông y đặc trị các căn bệnh khó chữa hiện nay, trong đó có bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là sản phẩm PQA Hoàng Kim.

pqa hoàng kim

Khởi nguồn của sản phẩm được dựa trên bài thuốc gia truyền để lại từ 17 đời "Thanh Doanh Thang" do các lương y nổi tiếng lưu giữ nhiều năm. Với thành phần thuốc từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm, sản phẩm không những mang lại hiệu quả chữa trị bệnh vượt trội mà còn được chứng minh lành tính tuyệt đối với mọi cơ địa của bệnh nhân, kể cả bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng.

Nguyên tắc trị bệnh của Đông Y: “Đông y đi từ căn nguyên gây bệnh, giải quyết từ gốc gây ra bệnh, tác dụng sẽ đến từ từ, cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình, đặc biệt sử dụng thảo dược an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.”

Thành phần chính của bài thuốc gồm: Hoàng liên, Cát cánh, Mạch môn, Sinh địa. Từng vị thuốc được chọn lựa kỹ càng với những mục đích riêng nên đã tạo nên hiệu quả cộng hưởng, khi sử dụng sẽ đem đến tác dụng vô cùng bất ngờ. PQA Hoàng Kim cũng đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về tác dụng trong việc giảm các triệu chứng khó thở, ho, tăng lượng đường hô hấp cùng giảm mạnh nhu cầu dùng các thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân tương tự với thuốc chống viêm mạnh.

Hiệu quả đã được chúng tôi thống kê trên số liệu cụ thể như sau:

  • 87% bệnh nhân không còn HO – KHÓ THỞ
  • 90% bệnh nhân khạc được ĐỜM dễ dàng
  • 80% bệnh nhân trở về Cuộc sống & sinh hoạt bình thường
  • Không còn sự phụ thuộc vào thuốc giãn phế quản, chống viêm 
  • Không phải đi bệnh viện thường xuyên

Sản phẩm PQA Hoàng Kim ngay khi ra mắt và đưa vào sử dụng đã được đón nhận nồng nhiệt và mang lại những dấu hiệu tích cực, còn chần chừ gì mà bạn không tìm hiểu ngay sản phẩm hữu ích này nhỉ! 

PQA Hoàng Kim hiệu quả sau 3 tháng sử dụng. 

>> Xem ngay: Hành trình vượt qua số phận, thoát khỏi căn bệnh COPD Tây y không chữa được của chú Tĩnh ở Bắc Ninh

Để nhận tư vấn nhanh nhất từ các dược sĩ dựa trên bệnh án đợt cấp copd bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi cho chúng tôi theo số 0818 288 717, các dược sĩ tư vấn của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn ngay và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

tư vấn

Để lại tình trạng bệnh và SĐT, dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh COPD hiện nay, một căn bệnh khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bất cứ lúc nào. Cùng với liệu trình điều trị khoa học, hợp lý và bài...
Xem chi tiết
Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
SPO2 là gì? Tại sao cần đo chỉ số SPO2? Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Đây đều là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy chỉ số này quan trọng như thế nào?...
Xem chi tiết
Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khó thở là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc trao đổi khí, hít vào thở ra cảm thấy nặng nề, khó nhọc, hơi thở ngắn. Lúc này lồng ngực người bệnh cảm giác như bị thít chặt...
Xem chi tiết
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được. Việc biết và nắm bắt các dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè, thở dồn...
Xem chi tiết
Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tràn khí màng phổi một trong những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mãn tính. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng tràn khí màng phổi là như nào? Để giúp người bệnh hiểu biết...
Xem chi tiết
Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
COPD và hen phế quản là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau cả về triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, khiến người bệnh nhầm lẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết này, hãy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail