CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Giải đáp: Có nên dùng kháng sinh trị viêm xoang không?

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Kháng sinh trị viêm xoang là một giải pháp mà hầu hết các bệnh nhân đều đã áp dụng. Tuy nhiên, có phải trong trường hợp nào bệnh nhân cũng nên dùng kháng sinh điều trị viêm xoang không? Làm thế nào để việc uống kháng sinh được hiệu quả và thực sự an toàn với người bệnh? Bài viết dưới đây, Dược phẩm PQA sẽ giúp bạn lý giải điều này.

kháng sinh trị viêm xoang có an toàn không

Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm xoang không?

1. Viêm xoang có nên uống kháng sinh không? 

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do tắc nghẽn lỗ thông xoang, lớp niêm mạc tại các hốc xoang bị viêm nhiễm, phù nề cùng quá trình tăng tiết dịch nhầy và nước. 

Bệnh viêm xoang chia thành 2 dạng chính: 

  • Viêm xoang cấp tính: diễn ra từ 4 – 12 tuần gồm cả viêm bán cấp
  • Viêm xoang mãn tính: kéo dài trên 12 tuần, tái phát nhiều lần trong năm. 

Bác sĩ chỉ định kháng sinh điều trị viêm xoang khi tình trạng bệnh đã có sự viêm nhiễm do vi khuẩn, viêm nặng hoặc đe dọa các biến chứng nguy hiểm. Tức bệnh nhân đã bước vào giai đoạn viêm xoang mãn tính.

Vậy “viêm xoang có nên uống kháng sinh không?” Thì câu trả lời là chỉ nên dùng kháng sinh khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang mãn tính, do virus gây ra với các triệu chứng điển hình như: 

  • Triệu chứng xoang dai dẳng > 10 ngày
  • Sốt cao > 39 độ C, mũi chảy mủ và đau vùng mặt kéo dài ít nhất 3 ngày liên tiếp
  • Giảm hoặc mất khứu giác, ù tai nặng, mệt mỏi
  • Các triệu chứng giảm dần trong 5 ngày rồi lại tăng lại với mức độ nặng gấp nhiều lần trước đó

Còn trường hợp viêm xoang cấp tính còn lại, tình trạng nhẹ có thể chưa cần dùng tới kháng sinh.

2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang

Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ chỉ định kháng sinh ưu tiên điều trị viêm xoang, cũng có thể trong một vài trường hợp khác, kháng sinh được sử dụng với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn. Thế nên việc sử dụng kháng sinh cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và bạn không nên tự ý dùng tại nhà.

>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang mãn tính

Các nguyên tắc kháng sinh trị viêm xoang như sau:

- Kháng sinh được kê đơn phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh nhân trong vòng 4 - 6 tuần sử dụng.

- Với thể trung bình và không sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian gần đây, nên sử dụng kháng sinh β-Lactam như amoxicillin/clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxim hoặc cefdinir.

- Nếu bệnh nhân viêm xoang đã sử dụng thuốc kháng sinh gần đây hoặc mức độ chưa thực sự nguy hiểm, nên ưu tiên kháng sinh thuốc quinolon đường hô hấp, amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone hoặc kết hợp với kháng sinh phổ rộng đối với người lớn và amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone đối với trẻ em.

- Thời gian dùng kháng sinh trung bình từ 5 – 7 ngày. Với viêm xoang nặng, viêm xoang có biến chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Cụ thể:

  • Amoxicillin 500 mg, uống 3 lần/ngày
  • Amoxicillin/clavulanate, 500 mg/125 mg, uống 3 lần/ngày
  • Amoxicillin/clavulanate, 875 mg/125 mg, 2 lần/ngày
  • Doxycycline, 100 mg 2 lần/ngày hoặc 200mg 1 lần/ngày
  • Levofloxacin 500-750 mg 1 lần/ngày
  • Moxifloxacin 400 mg 1 lần/ngày

- Nếu kháng sinh chữa viêm xoang không hiệu quả với bệnh nhân sẽ được xem xét thực hiện với CT Scanner, nội soi mũi và nuôi cấy vi khuẩn.

nên dùng kháng sinh trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ

Kháng sinh trị viêm xoang được kê đơn phụ thuộc vào mức độ của bệnh 

3. Liệt kê 7 nhóm kháng sinh chữa viêm xoang phổ biến

3.1 Nhóm 1: Penicillin

nhóm kháng sinh chữa viêm xoang phổ biến nhất có tác dụng tạo phức bền vững với transpeptidase nhằm ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh Penicillin gồm: 

+ Penicillin G: nhạy cảm với hầu hết các cầu khuẩn gram (+), liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu và các trực khuẩn ái khí và yếm khí gram (+).

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 triệu đến 50 triệu UI/ 24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (pH dịch truyền 6- 7). 
  • Trẻ em trung bình cho 100.000 UI/ kg/ 24h.

+ Amoxicillin (+ Acid clavulanic/clavulanate): nhạy cảm với hầu hết các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trong đó có vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.

Liều dùng:

  • Người lớn: 2- 4g/ ngày. 
  • Trẻ em 50 mg/ kg/ ngày. 
  • Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.

3.2 Nhóm 2: Cephalosporin

Kháng sinh ưu tiên điều trị viêm xoang Cephalosporin thường được chỉ định nhóm thế hệ 2, 3, 4 ( không chọn nhóm 1 vì ít tác dụng). Chúng giúp ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn tương tự Penicillin. 

Các kháng sinh nhóm Cephalosporin được sử dụng trong điều trị viêm xoang là:

  • Thế hệ 2: Cefoxitin, Cefaclor, Cefuroxim…
  • Thế hệ 3: Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir, Ceftriaxone, Ceftazidime…
  • Thế hệ 4: Cefixim và Cefpirome

hotline

3.3 Nhóm 3: Macrolid

Gồm 2 loại chính là Erythromycin và Azithromycin. Cơ chế tác dụng của các Macrolid là ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn gây bệnh, từ đó kìm hãm sự nhân lên và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

- Erythromycin: 

  • Người lớn: 1 – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 lần, khi nhiễm khuẩn nặng. Có thể tăng đến 4g/ngày, chia nhiều lần.
  • Trẻ em: 30 – 50 mg/kg/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên gấp đôi. Trẻ em từ 2 – 8 tuổi dùng liều 1g/ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng 500 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Với các trường hợp người bệnh không có khả năng uống, hoặc bệnh nặng, có thể tiêm tĩnh mạch với liều lượng tương đương với liều dùng đường uống.

- Azithromycin:

  • Người lớn: Liều tấn công 500mg/lần, sau đó duy trì với liều 250mg/ngày trong 4 ngày.
  • Trẻ em: Tấn công với liều 10mg/kg và duy trì 5mg/kg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.

- Spiramycin:

Sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn răng hàm mặt, nhiễm trùng hô hấp, da và bộ phận sinh dục. 

3.4 Nhóm 4: Cotrimoxazol (Biseptol)

Là chế phẩm phối hợp giữa Trimethoprim + Sulfamethoxazole được phối hợp theo tỷ lệ tối ưu 1:5. Khi vào cơ thể, Sulfamethoxazol ức chế sự hình thành và chuyển hóa axit folic, từ đó gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn. 

Chỉ định trị viêm xoang trong các trường hợp sau: 

  • Nguy cơ kháng thuốc cao hoặc đã kháng một trong hai loại kháng sinh này.
  • Biến chứng viêm tai giữa do streptococcus pneumoniae (phế cầu) and H. influenzae.
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân AIDS.
  • Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: sốt, nôn, buồn nôn, viêm lưỡi, tiêu chảy…

kháng sinh điều trị viêm xoang

Kháng sinh điều trị viêm xoang là giải pháp cho người bị viêm xoang nặng

3.5 Nhóm 5: Tetracyclin

Thường dùng là Doxycyclin. Chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn xoang nặng, vi khuẩn kháng thuốc ở người lớn.Trẻ em sẽ không được chỉ định nhóm kháng sinh chữa viêm xoang này vì dễ ảnh hưởng tới răng và xương.

3.6 Nhóm 6: Quinolon

Thường dùng các Fluoroquinolon mới như levofloxacin, trovafloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin. Nhóm thuốc này có phổ kháng mở rộng trên gram (+), nhất là các nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ở các fluoroquinolon cũng thấp hơn.

Thuốc có sinh khả dụng đường uống cao (lên tới 95%), thời gian bán thải dài (4 – 12 giờ), thải trừ chủ yếu qua thận nên cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận.

3.7 Nhóm 7: Thuốc kháng nấm

Tình trạng viêm xoang do nấm cũng khá ít gặp, một số bào tử nấm như A. fumigatus, nấm Mucorales ở không khí có thể xâm nhập vào mô xoang qua mũi họng. Thuốc kháng nấm thường được sử dụng: Amphotericin B, Itraconazole, Voriconazole…

>> Xem thêm: Viêm xoang không nên ăn gì?

4. Vài điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm xoang

Kháng sinh điều trị viêm xoang là giải pháp sau khi bệnh nhân đã bị xoang nặng, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ dễ tạo nên tác dụng phụ, nguy cơ nhiễm khuẩn ngược.

Bệnh nhân cần lưu ý khi dùng kháng sinh trị viêm xoang như sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh trị viêm xoang khi có yêu cầu và chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý tăng liều, giảm liều, đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột trong thời gian điều trị.
  • Không sử dụng lại đơn thuốc kháng sinh trị viêm xoang cũ nếu bệnh viêm xoang tái phát. Không sử dụng đơn thuốc kháng sinh của người bệnh khác dù cũng bệnh, cũng triệu chứng vì cơ địa và tình trạng kháng thuốc của mỗi người là khác nhau.
  • Trong trường hợp dị ứng kháng sinh trị viêm xoang, phải ngưng thuốc ngay và tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời tránh sốc phản vệ.
  • Kháng sinh chữa viêm xoang có thể sẽ tiêu diệt lợi khuẩn đường tiêu hóa vì vậy cần tham vấn bác sĩ về biện pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cùng lúc.
  • Nếu sử dụng 1 loại thuốc nào đó song song cùng thuốc trị viêm xoang bạn hãy trao đổi lại với bác sĩ để tránh tình trạng xung thuốc có thể xảy ra.

Kết luận:

Nội dung bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về việc viêm xoang có nên uống kháng sinh không. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong trị xoang, nhưng kháng sinh vẫn được coi là “dao 2 lưỡi” với bệnh nhân bởi những tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra với bệnh nhân thể trạng yếu hay kháng thuốc, đặc biệt kháng sinh chủ yếu để diệt khuẩn, chống bội nhiễm chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

pqa hoàng cầm điều trị viêm xoang an toàn không tác dụng phụ

PQA Hoàng Cầm - “Cứu tinh” cho người bị viêm xoang

Để chữa bệnh viêm xoang an toàn mà chưa cần sử dụng tới kháng sinh, thì việc lựa chọn sản phẩm từ thảo dược tự nhiên lành tính như PQA Hoàng Cầm được nhiều bệnh nhân quan tâm hơn cả.

PQA Hoàng Cầm là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang dứt điểm do công ty cổ phần Dược phẩm PQA nghiên cứu và sản xuất độc quyền. Với thành phần chiết xuất 100% từ dược thảo an toàn tuyệt đối và mang lại 3 tác động hỗ trợ điều trị toàn diện: đẩy lùi triệu chứng bệnh, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Không cần lạm dụng kháng sinh mà bệnh xoang vẫn có thể khỏi được khi bạn tin dùng sản phẩm PQA Hoàng Cầm của chúng tôi. Hiệu quả thấy ngay sau 1 thời gian ngắn sử dụng. Chỉ cần kiên trì sử dụng đúng và đủ liệu trình mà dược sĩ tư vấn, bạn sẽ thấy để trị khỏi căn bệnh viêm xoang sẽ không còn khó khăn nữa.

> Xem chi tiết sản phẩm PQA Hoàng Cầm TẠI ĐÂY

Để được tư vấn, bạn vui lòng bấm số hotline 0818.288.717 hoặc để lại thông tin ở phần CHAT (dưới góc phải màn hình), Dược sĩ PQA sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.

chat zalo

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Cách trị viêm xoang mũi từ hàng chục mẹo dân gian đơn giản

Cách trị viêm xoang mũi từ hàng chục mẹo dân gian đơn giản

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trị viêm xoang mũi bằng mẹo dân gian là cách nhiều người ứng dụng. Các mẹo dân gian với nguyên liệu ngay trong gia đình, là những gia vị trong bữa ăn, là những cây lá ngoài vườn nhà dễ tìm, dễ...
Xem chi tiết
Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Món ăn trị viêm xoang

Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Món ăn trị viêm xoang

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Viêm xoang mũi nên ăn gì và không nên ăn gì là điều cực kỳ quan trọng để người bệnh có thể điều trị dứt điểm bệnh khi kết hợp với phương pháp điều trị khác. Dưới đây chúng tôi sẽ...
Xem chi tiết
Cách massage bấm huyệt trị viêm xoang chuẩn chuyên gia

Cách massage bấm huyệt trị viêm xoang chuẩn chuyên gia

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bấm huyệt là một mẹo dân gian lâu đời, có công dụng hiệu quả bởi tác động vào các huyệt đạo. Bệnh viêm xoang cũng hoàn toàn có thể tác động bằng phương pháp bấm huyệt. Hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Kinh nghiệm dân gian trị viêm xoang bằng cây giao

Kinh nghiệm dân gian trị viêm xoang bằng cây giao

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Từ lâu đời, cây giao đã được coi là vị thuốc quý dùng trong điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có viêm xoang. Vậy sử dụng cây giao trị viêm xoang như thế nào? Có đem lại hiệu quả không? Cùng...
Xem chi tiết
Khỏi ngay viêm xoang bằng mẹo chữa bệnh từ cây hoa ngũ sắc

Khỏi ngay viêm xoang bằng mẹo chữa bệnh từ cây hoa ngũ sắc

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hoa ngũ sắc hay còn được dân gian gọi bằng cái tên hoa cứt lợn, là một bài thuốc dân gian ứng dụng nhiều trong chữa căn bệnh viêm xoang. Nhiều người đồn đây là một thần dược, họ đã khỏi...
Xem chi tiết
Cách chữa viêm xoang bằng hạt gấc có tốt như lời đồn?

Cách chữa viêm xoang bằng hạt gấc có tốt như lời đồn?

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng phương pháp trị viêm xoang bằng hạt gấc theo mẹo dân gian chính là cách điều trị đặc biệt được nhiều người tìm hiểu. Vậy thực hư của phương pháp sử dụng hạt gấc chữa viêm...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail