CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bà bầu bị nứt chân phải làm sao để nhanh khỏi?

Tham vấn Y khoa:

Bà bầu bị nứt gót chân có nguy hiểm đến em bé không? Bôi thuốc gì để nhanh khỏi? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị nứt gót chân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng nứt gót chân ở bà bầu, phổ biến như: do tăng cân, hình dạng bàn chân bị thay đổi, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do gót chân bị thiếu độ ẩm...

Trong đó, tăng cân khi mang thai gây ra một áp lực lên bàn chân khiến vòm bàn chân bị sụp xuống, cấu trúc bàn chân bị thay đổi dẫn tới gót chân bị nứt nẻ.

Các vấn đề về thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu độ ẩm cho da trong quá trình mang thai cũng là những yếu tố góp phần khiến tình trạng nứt gót chân xuất hiện.

Biện pháp điều trị nứt gót chân cho bà bầu.

  1. Kem trị nứt gót chân cho bà bầu.

Sử dụng kem đặc trị là biện pháp giúp loại bỏ vết nứt nẻ ở gót chân 1 cách nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi.

Các loại kem trị nứt gót chân hiện nay không những an toàn cho bầu mà còn rất đa dạng về chủng loại, xuất xứ.

Hơn nữa, mức giá vừa phải cũng giúp người bệnh dễ tiếp cận hơn với các sản phẩm kem trị nứt gót chân, đặc biệt là các sản phẩm trong nước.

Những sản phẩm trị nứt gót chân cho bà bầu đang được ưa chuộng trên thị trường như:

  • Cao lá Thuần Mộc
  • Neutrogena Foot Cream
  • Gót Sen
  • Kem trị nứt gót Shishedo
  • Kem trị nứt gót chân Kpem Apteka
  • Kem trị nứt gót chân Ellgy

Về công dụng, thành phần, giá bán của những sản phẩm này, bạn có thể tham khảo tại 11 kem trị nứt gót chân tốt nhất hiện nay.

bà bầu bị nứt gót chân

  1. Biện pháp tự nhiên.

Không thể phủ nhận được sự hiệu quả và tính tiện lợi của các sản phẩm đặc trị, nhưng đó không phải là giải pháp duy nhất cho tình trạng nứt gót chân ở bà bầu.

Với cách thực hiện đơn giản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu dưới đây để cải thiện tình trạng nứt gót chân đang gặp phải.

Mật ong.

Mật ong có đặc tính sát khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm giúp giảm đau và nhanh chóng phục hồi các vết nứt ở gót chân.

Cách 1: Chỉ dùng mật ong

  • Đầu tiên, bạn ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 - 10 phút và lau khô ngay sau đó.
  • Tiếp đến dùng mật ong nguyên chất bôi một lớp mỏng lên các vết nứt.
  • Cuối cùng, dùng băng gạc quấn giữ để mật ong không bị trôi khỏi vết nứt.

Cách 2: Kết hợp mật ong và nghệ

  • Bạn dùng mật ong trộn với nước cốt nghệ hoặc tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:1
  • Sau khi ngân chân và lau khô thì dùng hỗn hợp vừa tạo thoa đều lên.
  • Cuối cùng, dùng băng, gạc để quấn giữ cố định hỗn hợp ở vết nứt.

cach-chua-nut-got-chan-o-ba-bau

Nha đam

Để giảm những cơn đau nhức gây ra cũng như nhanh chóng hàn gắn các vết nứt lại với nhau thì nha đam là 1 lưa chọn mà bạn có thể cân nhắc.

Với khả năng sát khuẩn mạnh, nha đam còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm tại các vết loét.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 nhanh nha đam tươi, bạn có thể mua tại siêu thị hoặc cửa hàng rau quả lớn.
  • Nha đam sau khi gọt vỏ để lấy phần gel trắng bên trong thì bạn có thể cắt lát hoặc xay nhuyễn.
  • Đầu tiên, bạn ngâm chân trong nước muối ấm để sát khuẩn và làm sạch vết nứt.
  • Sau khi lau khô vùng da cần điều trị thì bạn dùng nha đam đắp hặc thoa đều lên.
  • Cuối cùng, bạn dùng băng y tế hoặc vải sạch để cố định nha đam trên vết thương.

Chanh

Chanh có tính sát khuẩn cao và là 1 nguyên liệu phổ biến, dễ tìm nên  bất cứ ai cũng có thể dùng chanh để giải quyết những vết nứt nẻ ở gót chân.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 2 quả chanh và 1 chậu nước muối ấm.
  • Chanh bạn bổ đôi và vắt nước cốt vào chậu nước muôi ấm và tiến hành ngâm chân từ 10 - 15 phút.
  • Sau khi ngâm chân xong, bạn lau khô và dùng vỏ chanh đã vắt nước cốt lúc nãy để đắp lên các vết nứt.
  • Sau đó dùng tất chân đeo vào để cố định vỏ chanh tại vị trí bị nứt gót chân.

Dầu dừa

Nếu tình trạng nứt gót chân của bạn do thiếu độ ẩm thì dầu dừa là 1 cách trị nứt gót chân mà bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Với khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời, dầu dừa giúp giảm cảm giác đau nhức và tránh viêm nhiễm tại vết nứt hiệu quả.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng dầu dừa để thoa lên các vết nứt mỗi ngày sau khi đã vệ sinh sạch bằng nước muối ấm.

Một số câu hỏi thường gặp.

Bà bầu có dùng được gót sen không?

Kem trị nứt Gót Sen là sản phẩm quen thuộc trên thị trường cũng như với 1 số người Việt. Theo nhà sản xuất công bố, kem Gót Sen có thể sử dụng cho bà bầu để điều trị nứt gót chân khi mang thai.

Bị nứt gót chân khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng nứt gót chân hiếm khi gây hại đến thai nhi. Chỉ khi nào các vết nứt quá đau nhức thì mẹ bầu mới cần đến cơ sở y tế để chuẩn đoán nguyên nhân và nhận tư vấn cụ thể của bác sĩ.

Bị nứt gót chân khi mang thai nên kiêng gì?

Bị nứt gót chân khi mang thai, các mẹ bầu cần kiêng một số loại thức ăn như:

  • Thức ăn chứa các loại gia vị cay, nóng.
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật, chiên rán...
  • Các loại đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống có gas...

Phòng ngừa nứt gót chân ở bà bầu.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm gót chân.
  • Hạn chế đi chân đất.
  • Sử dụng giày dép có để mềm.
  • Xoa bóp chân thường xuyên.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu đến chân.

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Có nên sử dụng thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng ?

Có nên sử dụng thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng ?

Ngày đăng:07/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trong bối cảnh hiện nay, thì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cho con người và ngày càng trở nên khó đoán và phức tạp như nấm, virus, vi khuẩn,...Vì vậy mỗi chúng ta cần thiết phải nắm bắt...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail