CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng, điều trị

Ám ảnh trong mỗi lần đi vệ sinh, cố rặn, chảy máu, đau đớn. Không dám đi vệ sinh, phân tích trữ nhiều ngày không đào thải ra ngoài càng khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Âm thầm chịu đựng căn bệnh nhạy cảm, khó nói khiến nhiều người biến trĩ thành căn bệnh kinh khủng. Tuy nhiên, bệnh trĩ có “đáng sợ” như bạn nghĩ? Giải quyết những vấn đề đơn giản với bệnh trĩ trong bài viết dưới đây. 

Bệnh trĩ là gì? 

1. Khái niệm 

Theo báo cáo của Hội tiêu hóa Việt Nam năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta là một con số đáng kinh ngạc 55%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 50% dân số ở độ tuổi 50 trở lên gặp vấn đề về bệnh trĩ. 

bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch thông nối động mạch đến cơ trơn và các mô liên kết. Đám rối tĩnh mạch được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Áp lực dồn lên đám rối thường xuyên trong những lần táo bón, rặn khi đi đại tiện, huyết ứ tích tụ khiến tĩnh mạch phình giãn, hình thành búi trĩ. 

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chảy máu trực tràng. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị khiến bệnh tiến triển thành các biến chứng chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng sức khỏe thậm chí tính mạng. 

2. Phân loại bệnh trĩ 

Có nhiều cách phân loại bệnh trĩ hiện nay, tuy nhiên, chủ yếu là 2 dạng: Trĩ nộitrĩ ngoại dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ. 

Trĩ nội: Hiện tượng búi trĩ hình thành trong hậu môn, trên bề mặt niêm mạc. Bệnh trĩ nội không tồn tại dây thần kinh cảm giác do đó không gây đau đớn dù có các biểu hiện như chảy máu. Do bệnh hình thành bên trong hậu môn nên khó phát hiện từ những triệu chứng đầu tiên. 

Trĩ nội: thường có 4 cấp độ: 

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội

  • Cấp độ 1: Búi trĩ bắt đầu hình thành trong ống hậu môn 
  • Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, sau đó tự co lại 
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, phải dùng tay nhét búi trĩ mới vào trong 
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài, không thể co lại vào bên trong 

Trĩ ngoại: Hiện tượng búi trĩ hình thành ngoài hậu môn. Do có dây thần kinh cảm giác nên người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn ngay cả không đi vệ sinh. Trĩ ngoại có thể quan sát với bề mặt nhăn xung quanh hậu môn và các viêm loét. 

Trĩ ngoại không khó phát hiện như trĩ nội. Tuy nhiên, nhiều người thường e ngại việc điều trị bệnh, khiến bệnh phát triển và dẫn tới những biến chứng cũng như khó điều trị. 

Ngoài ra, một dạng trĩ kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại là trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ nội phát triển và sa ra ngoài sau đó tạo thành búi trĩ hỗn hợp. 

Các đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

bệnh trĩ
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Người bị táo bón hoặc tiêu chảy, đi vệ sinh thường rặn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch gây căng giãn, tích ứ máu hình thành búi trĩ 
  • Người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn uống thực phẩm khó tiêu 
  • Người thừa cân, béo phì dồn áp lực lên tĩnh mạch hậu môn 
  • Người thường xuyên lao động, vận động mạnh như vận động viên cử tạ, công nhân khuân vác nặng,... người ngồi hoặc đứng nhiều như thợ may, nhân viên văn phòng,... 
  • Đối tượng u vùng tiểu khung, u đại trực tràng, u tử cung cản trở lưu thông máu gây giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ? 

Bệnh trĩ thông thường xuất hiện ở các đối tượng từ trên 45 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở các đối tượng do một số thói quen và yếu tố tác động: 

1. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ 

Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hoạt động tiêu hóa. Chất xơ giúp kéo nước vào làm mềm phân cũng như là môi trường tốt để vi lợi khuẩn phát triển, điều hòa tiêu hóa. 

Nếu thiếu đi chất xơ, phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài, người bệnh bị táo bón, đi ngoài cố rặn tạo áp lực lên tĩnh mạch. 

2. Uống ít nước 

Nước duy trì hoạt động của bài tiết, giúp tuần hoàn hoạt động trôi chảy. Nước duy trì phân mềm, không bị táo bón, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. 

3. Ít vận động, ngồi quá lâu 

Một số đối tượng có yếu tố công việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động dễ gây ra bệnh trĩ. Bởi lúc này, nhu động ruột hoạt động kém, tiêu hóa kém, thức ăn tồn đọng ở đại tràng, di chuyển chậm. 

bệnh trĩ
Ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến bênh trĩ

Ngồi nhiều cũng dồn áp lực lên hậu môn, mạch máu lưu thông kém, huyết ứ tích trệ tạo thành búi trĩ. 

4. Táo bón kéo dài 

Tỷ lệ người bị táo bón kéo dài hình thành bệnh trĩ là khoảng 80%. Việc đi vệ sinh thường xuyên, cố rặn khiến thành ruột co thắt thường xuyên, tạo áp lực lên đám rối tĩnh mạch, lâu ngày chúng sẽ hình thành bệnh trĩ. 

5. Căng thẳng, stress 

Tâm lý cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Căng thẳng khiến áp lực dồn lên cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa ảnh hưởng nặng như đau dạ dày, viêm đại tràng,... Hoạt động co thắt của hậu môn cũng bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho việc hình thành búi trĩ. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

1. Chảy máu khi đi đại tiện 

Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh trĩ chính là chảy máu khi đi vệ sinh. Ban đầu, lượng máu ít, chỉ lẫn phân hoặc trong giấy vệ sinh. Sang giai đoạn sau, máu có thể thành tia, chảy nhiều hơn kèm theo một số triệu chứng khác.

Chảy máu kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, vàng da, thiếu máu,... ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 

2. Sa búi trĩ 

Đối với cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại, sau một thời gian hình thành bệnh, hệ thống tĩnh mạch chịu áp lực hình thành búi trĩ, búi trĩ ngày càng chịu áp lực lớn hơn, phát triển kích cỡ to hơn và sa ra ngoài. 

Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, đi vệ sinh hoặc ngay cả nằm, ngồi. Điều này cản trở sinh hoạt, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh khi đi làm hoặc các hoạt động vui chơi,... 

bệnh trĩ

3. Các triệu chứng khác 

Người bị bệnh trĩ có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh bởi phải rặn nhiều, vùng hậu môn xung quanh búi trĩ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau rát vùng hậu môn do dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc. 

Vùng xung quanh hậu môn bị sưng, có một khối nhô lên ở hậu môn. Đây là cục máu đông tích tụ lại, bị hấp thu nên vùng da xung quanh bị nhăn nheo, gây ngứa rát. 

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? 

1. Bệnh trĩ có lây không? có di truyền không? 

Theo các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ không hề lây từ người này qua người khác. Bởi các bệnh lây nhiễm thường có nguồn gốc từ từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm,... Trong khi đó, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. 

Trong một gia đình thường có những người mắc trĩ giống nhau là do chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau chứ không phải do di truyền. 

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt hơn đó là người mắc bệnh van tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Đây là bệnh lý có tính chất di truyền. Do đó, nếu người nhà bạn có tiền sử mắc van tĩnh mạch, rất có thể con cái sau này cũng có thể mắc bệnh trĩ. 

2. Biến chứng nguy hiểm của trĩ

Bạn có thể đã nghe nói hoặc chưa biết gì về biến chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, bệnh trĩ kéo dài lâu ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Chúng gây ra một số tác hại, không đơn thuần khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, e ngại khi thăm khám. Một số mối nguy hiểm trĩ gây ra: 

bệnh trĩ

2.1 - Thiếu máu 

Xuất huyết kéo dài khi đi vệ sinh với lượng máu nhiều dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân trĩ. Nhất ở trĩ cấp độ 3,4, máu chảy thành giọt, thậm chí thành tia khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất máu mà nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. 

2.2 - Nghẹt búi trĩ 

Búi trĩ thường phát triển to dần theo giai đoạn. Ở giai đoạn đầu búi trĩ nhỏ còn có thể tự co lại, sau dần sa xuống, tồn tại ở trực tràng, gây co nghẹt búi trĩ. 

Búi trĩ luôn tồn tại ở hậu môn gây đau rát, khó chịu, cọ xát với quần và không được vệ sinh gây viêm nhiễm búi trĩ. 

2.3 - Rối loạn chức năng hậu môn 

Rối loạn chức năng hậu môn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ kéo dài khiến vùng hậu môn người bệnh co lại, rối loạn chức năng. Hậu môn bị tổn thương khiến người bệnh tiểu tiện không kiểm soát. 

2.4 - Hoại tử búi trĩ 

Những tác động hằng ngày như búi trĩ cọ xát với quần, lở loét, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn, lâu dần hoại tử. 

2.5 - Gây ra các bệnh da liễu  

Vùng hậu môn khi bị trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt, viêm nhiễm. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra các bệnh da liễu. Bên cạnh đó, hậu môn ẩm ướt là môi trường tốt cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, gây ra bệnh phụ khoa, nam khoa. 

2.6 - Rối loạn thần kinh 

Mắc bệnh trĩ lâu ngày khiến bệnh nhân đau lưng, đau xương khớp, rối loạn thần kinh phản xạ. 

2.7 - Tác động tới tâm lý người bệnh 

Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tới tâm lý của bệnh nhân. Người bệnh trĩ luôn trong trạng thái căng thẳng, tự ti, không dám tới nơi đông người. Nhiều tình trạng kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm, stress, lo lắng. 

Búi trĩ phát triển còn tạo ra nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, ung thư đại trực tràng,... 

Có thể thấy bệnh trĩ tiến triển gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, hãy tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ? 

bệnh trĩ

Để chẩn đoán bệnh trĩ, thông thường, bác sĩ thường dựa vào những chẩn đoán lâm sàng theo từng giai đoạn bệnh: 

  • Xuất huyết trực tràng, búi trĩ thò ra ngoài 
  • Chất nhầy tiết ra

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như tìm máu trong phân, soi đại tràng, soi hậu môn để phát hiện bệnh trĩ. 

Các phương pháp trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay 

1. Phương pháp nội khoa 

Điều trị nội khoa chủ yếu là phương pháp dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Với tình trạng bị táo bón, người bệnh có thể được dùng thuốc bôi trơn hậu môn, thuốc nhuận tràng hoặc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng.  

Ngoài ra, các biện pháp điều trị tại nhà cũng được áp dụng như ngâm nước ấm, chườm đá giúp giảm đau, tập thể dục,... cũng được thực hiện để cải thiện bệnh. 

>> Xem ngay: Phương pháp dứt điểm bệnh trĩ tại nhà

2. Phương pháp ngoại khoa 

Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể cần sự can thiệp của phẫu thuật. Một số biện pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị bệnh trĩ: 

  • Thắt vòng cao su: Bác sĩ dùng vòng cao su thắt đáy búi trĩ. Nút thắt này giúp ngăn máu chảy tới búi trĩ, giúp búi trĩ nhanh teo, thu nhỏ 
  • Chích xơ: Tiêm dịch hóa chất vào mạch máu làm co búi trĩ 
  • Quang đông hồng ngoại: Dùng nhiệt thu nhỏ búi trĩ 
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Cắt búi trĩ khi búi trĩ quá lớn. 

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ 

Thực phẩm tốt cho người bị trĩ

Kết hợp điều trị, bệnh nhân cần một chế độ chăm sóc, sinh hoạt điều độ để tình trạng bệnh trĩ không diễn biến nặng: 

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Ăn trái cây tươi, hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt để giảm tình trạng táo bón kéo dài, làm mềm phân, tăng khối lượng phân thải ra 
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân 
  • Không rặn khi đi cầu: Cố gắng không rặn mạnh khi đi cầu sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, khiến búi trĩ phình to, dễ chảy máu 
  • Tập thể dục: Vận động thường xuyên để lưu thông mạch máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch. 
  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu: Ngồi hoặc đứng lâu sẽ khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao, dồn xuống hậu môn gây bệnh trĩ. 

Có thể thấy, cách tốt nhất để phòng cũng như cải thiện bệnh trĩ đó là điều trị dứt điểm táo bón. Bệnh trĩ bước sang giai đoạn nặng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Điều trị và chăm sóc để cải thiện bệnh nhanh chóng, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

hotline tư vấn

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
p
phạm quốc nhật
đi ngoài ra máu tươi
Trả lời 1
3 năm trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào Phạm Quốc Nhật, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Về tình trạng đi ngoài ra máu tươi thì dược sĩ PQA sẽ gọi lại cho bạn để biết rõ hơn về bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, hạnh phúc!
Trả lời 0
2 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
1 trong tổng số 1
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bạn đã biết cách chữa bệnh trĩ đơn giản từ dầu dừa?

Bạn đã biết cách chữa bệnh trĩ đơn giản từ dầu dừa?

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nhắc tới dầu dừa, các chị em phụ nữ không ai phủ nhận được công dụng làm đẹp tuyệt vời của loại nguyên liệu tự nhiên này. Thế nhưng, không chỉ mang sứ mệnh diệu kỳ trong việc “duy trì...
Xem chi tiết
5 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ được truyền tai hiệu quả bạn nên tham khảo

5 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ được truyền tai hiệu quả bạn nên tham khảo

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ thật sự khiến nhiều người xấu hổ, e ngại và thậm chí là đau đớn, làm giảm đi chất lượng sóng hàng ngày. Bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân hết sức bình thường hàng...
Xem chi tiết
Cùng tập luyện 7 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản hiệu quả cao

Cùng tập luyện 7 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản hiệu quả cao

Ngày đăng:10/05/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
QABệnh trĩ xảy ra do áp lực gia tăng lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khiến máu ứ huyết tạo thành búi trĩ. Một số bài tập đơn giản có thể hỗ trợ co búi trĩ, thúc đẩy lưu thông máu, giảm...
Xem chi tiết
Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Ngày đăng:03/05/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông? Có thể đã từng hoặc chưa thì bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ cho những bệnh nhân bị trĩ một phương pháp chữa...
Xem chi tiết
PQA thăng dương khí đẩy lùi Trĩ có hiệu quả không? Công dụng và cách dùng.

PQA thăng dương khí đẩy lùi Trĩ có hiệu quả không? Công dụng và cách dùng.

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Dân gian gọi bệnh trĩ là lòi dom. Khi mắc phải trĩ nội hoặc trĩ ngoại, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ngứa ngáy, đau, rát, chảy máu tại vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Do vị trí của...
Xem chi tiết
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 hiệu quả và an toàn

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 hiệu quả và an toàn

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tìm ra cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 phù hợp sẽ giúp người bệnh giải quyết được những cơn đau do căn bệnh trĩ gây nên. Đồng thời sẽ giảm tải những nguy hiểm của bệnh theo...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail